Báo Nga chỉ ra 3 loại hệ thống tên lửa Mỹ có thể đánh chặn tên lửa Đông Phong-21D

VietTimes -- Ba hệ thống tên lửa này bao gồm tên lửa SM-3, tên lửa SM-6 và hệ thống THAAD - với các lớp tên lửa này, tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D sẽ bị tiêu diệt.
Tàu chiến Aegis Hải quân Mỹ bắn tên lửa (ảnh tư liệu)
Tàu chiến Aegis Hải quân Mỹ bắn tên lửa (ảnh tư liệu)

Trang tin quân sự We are the Mighty Mỹ gần đây khẳng định Mỹ có 3 loại tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21D Trung Quốc. Đông Phong-21D được dư luận Trung Quốc tuyên truyền rộng rãi là "sát thủ tàu sân bay".

Tờ Sputnik Nga ngày 22/12 dẫn trang tin quân sự trên cho rằng tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D của Trung Quốc đã tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay do Mỹ triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khiến cho Mỹ cảm thấy rất đau đầu.

3 loại tên lửa có thể tiêu diệt tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc mà bài báo nhắc tới bao gồm: Một là tên lửa SM-3 (RIM-161), loại tên lửa này của Hải quân Mỹ là một loại vũ khí đánh chặn có hiệu quả nhất đối với tên lửa đạn đạo. Tên lửa này trang bị cho tàu chiến Mỹ có hệ thống Aegis và tàu khu trục lớp Kongo Nhật Bản.

Tên lửa SM-3 có thể đánh chặn ở tầm cao đối với tên lửa đạn đạo. Để có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D, tàu chiến Aegis phải tiếp cận tuyến bay của tên lửa hoặc ở khu vực lân cận tàu sân bay mà tên lửa tấn công.

Tốc độ lớn nhất của tên lửa SM-3 có thể đạt 2.700 m/giây, tầm bắn tối đa là 700 km. Cao nhất có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi 500 km.

Tên lửa đánh chặn SM-6 của Mỹ (ảnh tư liệu)
Tên lửa đánh chặn SM-6 của Mỹ (ảnh tư liệu)

Loại tên lửa thứ hai là tên lửa SM-6 (RIM-174), được nghiên cứu chế tạo dành riêng cho đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay. Điều khác với SM-3 là tên lửa SM-6 có thể tiến hành đánh chặn ở thời điểm cuối cùng khi tên lửa sắp bắn trúng mục tiêu. Nếu đánh chặn không thể thành công thì căn bản không có thời gian bắn quả tên lửa đánh chặn thứ hai.

Tên lửa SM-6 có tốc độ cao nhất là 1.190 m/giây, tầm bắn tối đa là 460 km. Cao nhất có thể đánh chặn tên lửa ở độ cao 34 km.

Loại thứ ba là hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD), tầm bắn có thể đạt 200 km, có thể tiến hành nhận dạng và theo dõi mục tiêu trong phạm vi lên tới 1.000 km. Hệ thống THAAD có thể tiến hành tiêu diệt tên lửa Đông Phong-21D sau khi nó được phóng lên. Mỹ đã triển khai hệ thống THAAD ở Guam và có kế hoạch triển khai ở Hàn Quốc.

Vấn đề chính của Hải quân Mỹ trong sử dụng hệ thống THAAD để bảo vệ tàu chiến là, hệ thống này do xe tải tiến hành phóng, tức là hệ thống mặt đất. Tên lửa của hệ thống tên lửa mặt đất rất khó duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên biển, để nó có thể bảo vệ tàu chiến tuần tra trên biển.

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) Mỹ (ảnh tư liệu)
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) Mỹ (ảnh tư liệu)