Theo nhận định của tờ Guardia, cuộc đảo chính (có thể nói là bất thành tính cho tới thời điểm này) vẫn đang gây hậu quả ở Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ các vụ khủng bố liên tiếp vừa xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như thái độ, lập trường cứng rắn của Tổng thống Erdogan.
Nguyên nhân này cũng được xem là lý do gây bất ổn lớn nhất bên trong hàng ngũ lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời của Tổng thống Erdogan.
Trước khi cuộc đảo chính nổ ra, dư luận đã chứng kiến một chuỗi các cuộc tấn công khủng bố trên đất Thổ được cho là liên quan đến nhóm khủng bố cực đoan thuộc tổ chức Hồi giáo tự xưng (IS) và lực lượng thuộc đảng Công nhân người Kurd (bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ KỲ) PKK cũng như cuộc chiến liên miên ở Syria bước sang năm thứ 6.
Đầu tháng 6/2016, 11 người chết và nhiều người khác bị thương khi xảy ra nổ bom ở trung tâm Istanbul. Hai tuần sau, một vụ đánh bom tự sát ở sân bay quốc tế Istanbul làm 42 người chết và hơn 200 người bị thương.
Lập trường cứng rắn của Tổng thống Erdogan đã khiến một số tướng tá trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quan ngại. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn xem mình là lực lượng có sứ mệnh bảo vệ cho di sản thế tục của nước này.
Những tuyên bố của Tổng thống Erdogan được cho là đã gây phẫn nộ cho một số chủ huy quân đội, tiếp tục chia rẽ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ khi căng thẳng sắc tộc, tôn giáo ở quốc gia này đang gia tăng, đặc biệt là từ cuộc chiến vẫn đang diễn ra ở Syria và sự chống đối của lực lượng người Kurd ở miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở bên ngoài, việc Tổng thống Erdogan dùng quân đội can thiệp vào khủng hoảng Syria, chống lại Tổng thống Syria al-Assad, hậu thuẫn cho các nhóm Hồi giáo đối lập, gây xích mích với Nga, Đức... đã vấp phải sự phản đối của những người ủng hộ quan hệ ôn hòa với các nước khác.
Đây cũng có thể là một trong 2 nguyên nhân quan trọng âm thầm thôi thúc hình thành một cuộc chính biến ở Ankara và cũng không loại trừ khả năng cuộc chính biến nay ít nhiều có sự hậu thuẫn của nước ngoài.