Một thiết bị bên trong tấm bảng sẽ tỏa ra acid lactic - thành phần có trong mồ hôi và cả carbon dioxide tựa như hơi thở của con người để “dụ dỗ” muỗi.
Vào ban đêm, tấm bảng diệt muỗi còn trang bị ánh đèn huỳnh quang để tăng sự chú ý đối với con mồi. Muỗi bị mắc kẹt trong tấm bảng sau đó chết vì mất nước.
Bảng hiệu diệt muỗi được đặt ở độ cao 1,2 m để phù hợp với tầm bay của loài côn trùng này. Chiếc bảng này có thể thu hút các loài côn trùng từ khoảng cách 2,4 km.
Những nhà sáng chế bảng hiệu diệt muỗi – hai công ty quảng cáo là NBS và Posterscope - hoàn toàn không đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí họ công bố miễn phí thiết kế của bảng diệt muỗi do vậy khuyến khích các nước khác sản xuất thiết bị này.
Một đại diện của Posterscope nói với BBC rằng mỗi tấm biển hiệu có chi phí sản xuất khoảng vài ngàn real (1.000 real tương đương với 412 USD).
Virus Zika, lây truyền chủ yếu bởi vết đốt của muỗi Aedes, hiện hiện là “nghi phạm chính” gây ra căn bệnh đầu nhỏ ở trẻ em. Tính đến thời điểm này, chưa có vaccine hoặc thuốc đặc trị virus Zika. Hiện virus Zika đã xuất hiện ở hơn 43 quốc gia, trong đó có Brazil.
Khi Olympic 2016 đang ngày càng đến gần ngày khởi tranh thì Brazil với tư cách là nước chủ nhà đã tiến hành rất nhiều biện pháp diệt muỗi quanh Rio de Janeiro để đảm bảo an toàn hơn cho hàng ngàn du khách dự kiến sẽ đổ bộ tới đây. Đã có hai bảng hiệu diệt muỗi được lắp đặt trên đường phố Rio de Janeiro.
Chris Jackson, một chuyên gia kiểm soát côn trùng tại Đại học Southampton nhận định rằng tấm bảng hiệu diệt muỗi là sáng kiến hay nhưng có khả năng tấm bảng này trở thành vật “kéo” muỗi đến khu vực thành thị.
Theo Báo tin tức