Công nghệ kính thực tế ảo (VR) ra đời ngoài việc đưa chúng ta bước vào một không gian đa chiều với trải nghiệm mới mẻ, còn là một trong những cách giúp trốn khỏi thực tại để giải trí, xả stress.
Thế nhưng, đã bao giờ bạn tự hỏi cơ thể mình sẽ biến đổi thế nào nếu dành thời gian quá lâu để đeo tai nghe headset và lạc vào không gian thực tế ảo?
Câu trả lời được nhận nhiều nhất là chỉ cần sử dụng một thời gian không quá lâu cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu. Dưới đây là một số video vừa vui nhộn, vừa phản ánh rõ những tác dụng phụ trên cơ thể khi sử dụng VR quá đà:
Để mọi thứ nguy hiểm ra khỏi tầm tay khi dùng VR
Người đàn ông dưới đây đã bị quạt trần "chém" vào ngón tay khi đang đeo kính VR vì anh ta không thể nhìn thấy những gì quanh mình ở thế giới thực:
Triệu chứng buồn nôn
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất khi dùng VR chính là cảm giác buồn nôn do tốc độ chuyển động của các vật thể trong trò chơi, giống như khi bạn bị say tàu xe vậy. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong thế giới thực các giác quan của bạn được đồng bộ để làm việc với nhau nhưng trong thế giới VR, mắt và tai của bạn không đồng ý với các giác quan khác. Nếu tình trạng này kéo dài có thể kiến biến thành bệnh mãn tính, nghĩa là khi trở về thực tại bạn cũng sẽ bị buồn nôn tương tự như khi chơi.
Giải pháp tốt nhất vẫn là nếu có các triệu chứng như trên thì nên tháo ngay bộ tai nghe. Như trong một bản cập nhật dành riêng cho thiết bị HTC Vive, nhiều người sử dụng đã lưu ý rằng chỉ có "cao thủ" mới quen được với thiết bị này. Và trạng thái buồn nôn sẽ trở nên tồi tệ theo thời gian nếu người dùng bỏ qua nó ngay lần đầu tiên.
Các trò chơi tốc độ cao khiến người dùng mất phương hướng
Những người chế tạo bộ tai nghe VR nói rằng bạn nên tháo thiết bị ngay lập tức nếu bạn cảm thấy chóng mặt, để tránh tai nạn ngã "sấp mặt" như anh chàng này:
Có thể gây nên bệnh động kinh đối với người thường
Hầu hết các nhà sản xuất thiết bị VR không khuyến cáo sử dụng cho những người có tiền sử bệnh động kinh nhưng việc thay đổi ánh sáng đột ngột trong khi trải nghiệm có thể gây nên những triệu chứng gần giống như căn bệnh này đối với cả những người bình thường.
Trích dẫn từ sách hướng dẫn đi kèm của kính Oculus Rift:
Một số người (tỷ lệ 1 trên 4.000 người) có thể bị chóng mặt nghiêm trọng, co giật mắt hoặc cơ do ánh sáng hoặc mô hình nhấp nháy. Điều này có thể xảy ra khi người dùng xem TV, chơi trò chơi điện tử hoặc trải nghiệm thực tế ảo, ngay cả khi họ có chưa bao giờ bị động kinh hoặc bất tỉnh trước đó. Nếu gặp các triệu chứng như vậy, hãy nghỉ ngơi bằng cách uống nước nước, và hít thở.
Đau nhức mắt và giảm khả năng tập trung
Nếu bạn đã từng thử đeo cặp kính cận của một người bạn và cảm thấy choáng váng khi đeo vào hoặc bỏ ra thì đeo kính VR cũng có những triệu chứng tương tự.
Bởi vì mắt người dùng phải điều chỉnh liên tục tiêu cự gần khi đeo kính và xa khi bỏ kính ra. Một số chuyên gia cho rằng VR không những khiến mắt bạn bị đau nhức mà có thể gây những ảnh hưởng về sau đối với khả tập trung. Nhưng hầu như tất cả người dùng đều chưa ý thức được điều này.
Những ảnh hưởng về lâu dài
Kỷ lục chơi VR lâu nhất trên thế giới là trong vòng 36 giờ liên tục. Người lập là Jack McNee cho biết không hề có bất cứ phản ứng phụ nào phía trên giống như những cảnh báo từ nhà sản xuất. Thế nhưng, cuối video, anh lại nói rằng không còn cảm thấy những bộ phận từ cổ xuống phía dưới nữa, "tôi không chắc thuật ngữ y tế gọi đây là triệu chứng gì nhưng nó không hề dễ chịu chút nào".Cuối cùng, để trải nghiệm công nghệ thực tế vào với máy đeo ở mức độ vừa đủ, các nhà sản xuất VR phổ biến như Oculus Rift và HTC Vive khuyên bạn nên "nghỉ ít nhất từ 10 đến 15 phút sau mỗi lần chơi kéo dài 30 phút, ngay cả khi bạn nghĩ mình không cần nó". Điều đó có nghĩa là những ảnh hưởng khi dùng VR không xảy ra ngay lập tức mà nó sẽ có tác động tiêu cực đến người dùng về lâu dài.
Đừng quá đam mê vào thế giới ảo để nhận lại những hậu quả không ngờ.
Theo ICT News