Bạn có phải là một 'nomophobic' (người nghiện smartphone) không?

VietTimes -- Phobia là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Phobos φόβος, "ác cảm", "sợ hãi", chỉ hội chứng sợ cái gì đó. Cứ ghép ‘phobia’ với một từ nào thì sẽ được một từ mới là hội chứng sợ cái đó. Ví dụ Electrophobia - hội chứng sợ điện; robophobia - hội chứng sợ robot. Vậy nomophobia là gì?
Nhiều người đã cảm nhận thấy 'nomophobia' khi họ cố gắng trò chuyện với một ai mà người đó cứ dán mắt vào smartphone hoặc đơn giản cứ cầm nó trên tay, một điều vừa mất lịch sự vừa phí thời gian. Ảnh Dreamstime/TNS

Bản thân từ ‘nomo’ vốn không có trong từ điển mà là từ ghép của no - không và mobile - di động. Nomo là không có ĐTDĐ, trong thời đại hiện nay thì phổ biến nhất là smartphone, vì thế nomophobia có thể hiểu là hội chứng lo lắng khi không có smartphone bên cạnh mình.

Vấn đề là bạn có phải là một nomophobic - người mắc hội chứng nomophobia không?

Công nghệ cao đã làm thay đổi mạnh mẽ lối sống của chúng ta, rất nhiều người không thể dừng việc kiếm tra smartphone của mình. Chúng ta cảm thấy lo lắng, thậm chí hoảng hốt khi không có smartphone bên cạnh. Có những người không thể rời smartphone lấy một phút. Đến mức đó có thể gọi người đó là mắc chứng nghiện smartphone.

Tiến sĩ David Greenfield, Giám đốc Trung tâm cai nghiện Internet và Công nghệ, ước tính có tới 10 đến 12 % người sử dụng điện thoại di động thực sự được xếp loại nghiện smartphone.

Greenfield phát hiện ra rằng, có tới  khoảng 90% người Mỹ được xếp vào loại sử dụng quá mức, sử dụng lệch lạc hoặc lạm dụng smartphone của mình.

Theo một số nghiên cứu, trong thực tế, việc không thể truy cập vào thiết bị di động thậm chí có thể gây ra các triệu chứng bệnh lý thể chất, tương tự như hình thức khác của sự lo lắng khi bị chia ly. Việc bị tách rời smartphone có thể gây ra các triệu chứng như nhịp tim, huyết áp tăng, cảm giác lo lắng khó chịu.

Hai nghiên cứu gần đây đã xem xét điện thoại thông minh tác động đến tâm lý của chúng ta như thế nào.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy rằng sự hiện diện của điện thoại thông minh của một người nào đó có thể gây ra chứng "bòn rút não", làm giảm sự tập trung vào công việc và làm giảm hiệu suất của não.

Hầu hết mọi người đã cảm nhận thấy điều này khi họ cố gắng trò chuyện với một ai mà người đó cứ dán  mắt vào smartphone hoặc đơn giản cứ cầm nó trên tay, một điều vừa mất lịch sự vừa phí thời gian.

Dưới đây là một vài điều lý thú rút ra từ nghiên cứu của Tạp chí Đại học Chicago:

- Các chủ sở hữu smartphone tương tác với điện thoại của họ trung bình 85 lần mỗi ngày, trong đó cả ngay khi thức dậy, ngay trước khi đi ngủ và ngay cả vào giữa đêm.

- 91% người cho biết họ không bao giờ rời nhà mà không có điện thoại, và 46% nói họ không thể không thiếu smartphone.

- Việc đặt úp hay tắt điện thoại không làm giảm bớt ‘ sự bòn rút não’. Muốn điều đó không xảy ra thì dứt khoát phải tách hẳn khỏi chiếc điện thoại.

Các tác giả chỉ ra rằng, điều đó có thể mâu thuẫn với kết luận của nghiên cứu trước đó cho rằng, khi tách hoàn toàn khỏi điện thoại làm tăng sự lo lắng. Nhưng phần lớn các trường hợp trong các nghiên cứu đó là sự tách biệt thụ động, khi người chủ điện thoại  buộc phải nghe tiếng chuông mà không thể trả lời. Trong khi đó sự tách biệt chủ động không mang lại tác động tiêu cực.

Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Tâm lý mạng, Hành vi và Mạng xã hội, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, những người mắc hội chứng nomophobia nặng xu hướng coi chiếc điện thoại một như phần cơ thể mở rộng của chính họ.

Theo lý thuyết đó, có những người gắn bản thân họ với những kỷ niệm cá nhân được lưu trữ trong điện thoại, và những kỷ niệm đó chính là một phần nhận dạng của họ. Một khi tập tin đính kèm này được hình thành, những người đó muốn có chiếc điện thoại luôn ở ngay bên cạnh và không muốn bị tách khỏi chúng.

Sự gắn kết ngày càng mạnh mẽ, thì hội chứng nomophobia ngày càng tệ hơn - nghiên cứu cho thấy.

Vì vậy, có thể thấy, trong khi điện thoại thông minh ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách, thì đồng thời cũng có những tác động tiêu cực.

Theo thestar.com.my (nguồn The Palm Beach Post)