Vấn nạn SIM rác

Bài 4: VinaPhone nói gì khi trên thị trường vẫn bán SIM kích hoạt sẵn, không chính chủ của nhà mạng này?

VietTimes -- Như đã đề cập đến ở bài 1, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc SIM kích hoạt sẵn mà không cần phải đăng ký chính chủ. Việc này sẽ tạo điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng SIM kích hoạt sẵn để làm những việc phi pháp hoặc gây phiền hà cho người khác. VietTimes đã đặt câu hỏi cho VinaPhone - một trong số các nhà mạng có tình trạng SIM kích hoạt sẵn vẫn mua được dễ dàng trên thị trường.
(ảnh minh họa: thegioididong)
(ảnh minh họa: thegioididong)

Qua khảo sát của VietTimes thì trên thị trường có hiện tượng bán Sim
VinaPhone kích hoạt sẵn, đây có phải là sự buông lỏng quản lý của
VinaPhone hay không? Quý công ty có giải pháp nào để ngăn chặn
tình trạng này?

Đại diện VinaPhone: VinaPhone luôn xác định rõ các ảnh hưởng tiêu cực từ SIM rác tới thị trường cũng như khách hàng. Do đó, để hạn chế vấn nạn này, VinPhone đã và tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường quản lý thông tin thuê bao trả trước như:
- Ứng dụng các công nghệ tự động nhận diện giấy tờ của thuê bao, công
nghệ nhân tạo (AI) nhằm giúp quá trình đăng ký nhanh chóng hơn và đảm
bảo thông tin thuê bao đầy đủ, đúng theo quy định của Nghi định 49.
- Quản lý chặt chẽ việc đăng ký thông tin trên kênh điểm bán như: chỉ cho
phép kênh bán đăng ký thông tin từ 6h sáng đến 22h trong ngày, 1 giấy tờ
chỉ được đăng ký tối đa 3 TB (từ thuê bao thứ 4 cần phải đươc đăng ký tại
các điểm giao dịch chính thức của VinaPhone)…

Hiện nay với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuât, ứng dụng các công nghệ
hiện đại, quản lý chặt các điểm ủy quyền, nhân viên kinh doanh…thì
VinaPhone đảm bảo các thông tin thuê bao được đăng ký đều đúng, đáp
ứng đầy đủ các quy định của Nghị định 49 về kích hoạt và quản lý thông
tin thuê bao.

Việc tự ý bán Sim kích hoạt sẵn đang là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, nếu tội phạm gây án bằng Sim rác thì ai chịu trách nhiệm?

Nhà mạng chúng tôi không đủ thẩm quyền trả lời câu hỏi này.

Dù đã được xử lý nghiêm minh nhưng tình trạng Sim kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không đúng (Sim rác, Sim ảo) vẫn còn tồn tại. Trước vấn đề này, dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng vì lợi nhuận còn rất cao nên nhiều doanh nghiệp vẫn “phớt lờ” quy định, sử dụng chiêu trò để “lách luật”? Và liệu có phải chính bài toán quản lý lỏng lẻo và nhập nhằng của nhà mạng đã và đang dẫn tới tình trạng bùng phát SIM rác và cháy kho số? Vậy, ý kiến của nhà mạng VinaPhone thế nào?

(ảnh minh họa: thegioididong)
(ảnh minh họa: thegioididong)

Trên thực tế, chi phí của nhà mạng để phát triển thuê bao mới cao hơn nhiều so với việc chăm sóc và duy trì các thuê bao hiện hữu. Thêm vào đó, cùng với dịch vụ chuyển mạng giữ số, khách hàng đã có thể dễ dàng chuyển mạng mà không cần mua số mới.

VinaPhone chú trọng tăng trưởng bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng mạng, tăng cường ưu đãi, mở rộng hệ sinh thái chăm sóc khách hàng giúp khách hàng tin tưởng và gắn bó cùng nhà mạng.

Với vấn đề SIM rác, VinaPhone luôn nỗ lực thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống các phương án quản lý nhằm giải quyết triệt để. Tuy vậy, việc ngăn  chặn hoàn toàn SIM rác không chỉ phụ thuộc vào riêng VinaPhone mà cần phải có cả sự phối hợp của các nhà mạng, các ban ngành chức năng và ý thức, nhận thức của điểm bán cũng như người tiêu dùng.

Mời các bạn đón đọc bài 5: Ý kiến của cơ quan quản lý về tình trạng SIM rác tràn lan trên thị trường