|
Việt Nam, dù đã là một "trung tâm chế biến gỗ của Châu Á", nhưng nguồn cung nguyên liệu trong nước vẫn không đủ để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nên bình quân mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 4-4,5 triệu m3 gỗ nguyên liệu. |
TAVICO, một trong những công ty công ty nhập khẩu nguyên liệu gỗ lớn nhất Việt Nam, đang phải tạm ngừng nhập nguyên liệu do các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ gần như đóng băng. “Tiền không về”, ông Võ Quang Hà, Tổng giám đốc TAVICO lo “công nợ nướng theo xuất khẩu”.
Chậm thanh toán đang làm trầm trọng thêm tình hình tài chính của các công ty này, trong khi Covid-19 đã làm giảm ít nhất 70% về lượng nhập, làm đứt gãy các chuỗi cung gỗ nguyên liệu, làm cho việc khai thác, vận chuyển và thương mại các nguồn gỗ trở nên khó khăn hơn.
Việt Nam, dù đã là một "trung tâm chế biến gỗ của Châu Á", nhưng nguồn cung nguyên liệu trong nước vẫn không đủ để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nên bình quân mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 4-4,5 triệu m3 gỗ nguyên liệu.
|
"Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhưng là “một liên kết yếu và không chủ động về phôi liệu”, ông Trần Thiên, Giám đốc Công ty Thanh Hòa.
|
Ba khâu trong chuỗi cung xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn nhất, bao gồm các công ty nhập khẩu gỗ nguyên liệu dùng cho sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu, các xưởng xẻ phôi gỗ nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chến biến đồ gỗ xuất khẩu và các hộ gia đình cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các xưởng xẻ phôi.
Thị trường xuất khẩu đóng băng, xưởng xẻ Tây Cốc tại Đoan Hùng - Phú Thọ, đã giảm lượng hàng tới 60% so với thời kỳ trước dịch, lượng tồn kho đã lên tới vài chục khối. Ông Nguyễn Văn Thái, chủ xưởng Tây Cốc, cho biết, xưởng có thể phải dừng hoạt động trong tháng tới.
Hệ lụy từ việc các xưởng xẻ giảm quy mô đã dẫn đến giá gỗ nguyên liệu giảm, ít nhất ở những vùng có hệ thống xưởng xẻ hoạt động với nguồn gỗ rừng trồng được sử dụng làm phôi gỗ. Giá gỗ nguyên liệu giảm tác động tiêu cực trực tiếp đến các hộ trồng rừng.
Tại Đoan Hùng - Phú Thọ, giá gỗ keo tròn mua đầu vào hiện đang giảm 100.000 đồng tấn so với trước dịch. Đối với gỗ đường kính từ 12 cm trở lên, chủ yếu được sử dụng cho xẻ phôi, làm nguyên liệu cho chế biến, giá bán trước khi dịch xảy ra là 1,4 triệu đồng/tấn. Hiện tại giá chỉ còn 1,3 triệu/tấn.
Gỗ nhỏ làm nguyên liệu dăm giá cũng giảm mạnh, hiện chỉ còn khoảng 700.000 – 750.000 đồng/tấn so với con số trên 800.000 đồng/tấn so với trước đây, khiến các hộ trồng rừng bị ảnh hưởng tương đối, chủ xưởng Tây Cốc nói thêm.
|
Đến nay, ngành gỗ có 95% doanh nghiệp là tư nhân, nhưng vẫn hoàn toàn tự bơi trong một liên kết yếu, khi Nhà nước chưa có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và thực thi cam kết hợp đồng là điểm yếu của hầu hết doanh nghiệp Việt.
|
Ở quy mô toàn cầu, hiện không còn các chuyến tàu/container chở sản phẩm gỗ đi và do vậy, không còn tàu/container chiều về để vận chuyển gỗ nguyên liệu. Điều này làm tăng cước phí vận chuyển và đẩy giá thành gỗ nguyên liệu tăng cao.
Giá gỗ nguyên liệu tăng cao từ 10-20 USD/m3, trong khi giá cước vận chuyển tăng từ 500-1.000 USD/container so với trước dịch, theo Báo cáo nội bộ ngày 30/3/2020 của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST).
Nguồn cung biến động mạnh còn do chính phủ một số quốc gia đang cung ứng gỗ cho Việt Nam đóng cửa các cảng xuất khẩu. Nigeria, một trong những quốc gia cung gỗ lớn nhất cho Việt Nam, Chính phủ nước này đã đóng các cảng xuất khẩu làm cho toàn bộ cho luồng cung từ nguồn này bị dừng hẳn.
Theo VIFOREST, các công ty cung ứng nguyên liệu gỗ chỉ nhập đủ lượng hàng phục vụ các đơn hàng đã ký trước dịch. Kể từ hồi tháng 3, họ không dám ký thêm các đơn hàng mới, nhất là với thị trường châu Phi, vì lo ngại Covid-19 sẽ làm đứt chuỗi cung, gây rủi ro lên hàng hóa.
Đại dịch cũng làm đứt gãy các chuỗi cung nguyên phụ liệu gỗ từ Trung Quốc, gây ra các khó khăn cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn cung này. Điều này, cho thấy các liên kết trong ngành gỗ và giữa ngành và các ngành liên quan vẫn còn rất thiếu và yếu.
Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhưng là “một liên kết yếu và không chủ động về phôi liệu”, theo ông Trần Thiên, Giám đốc Công ty Thanh Hòa. Đến nay, các công đoạn: trồng rừng, sơ chế, chế biến và bán hàng không được phân định một cách rõ ràng.
Đến nay, ngành gỗ có 95% doanh nghiệp là tư nhân, nhưng vẫn hoàn toàn tự bơi trong một liên kết yếu, khi Nhà nước chưa có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và thực thi cam kết hợp đồng là điểm yếu của hầu hết doanh nghiệp Việt.
Quyền thuộc về người mua và các ông chủ chế biến gỗ lớn không bao giờ chịu từ bỏ quyền lợi của mình để bình đẳng với nhà sơ chế hay 1,4 triệu người trồng rừng là bài học cay đắng ông Thiên rút ra được từ quá trình đổ vỡ các liên kết trước đó. “Mỗi khi tôi nói về điều này, nhiều người muốn vả vào miệng tôi”, ông Thiên cho hay.
Đại dịch sẽ đi qua, Tiến sĩ Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trends, cho rằng, thời điểm này có thể là cơ hội để ngành gỗ Việt Nam xây dựng chuỗi liên kết mới. Tuy nhiên, Chính phủ cần đóng vai trò dẫn dắt để ngành gỗ tạo được chuỗi cung ứng bền vững.
Chính phủ nên tạo điều kiện ưu tiên cho các doanh nghiệp tham gia vào không cung cấp các sản phẩm gỗ hợp pháp, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng của hộ gia đình, được sơ chế thông qua các xưởng xẻ quy mô hộ gia đình tại các vùng gỗ nguyên liệu rừng trồng.
Chính phủ Trung Quốc đã chính thức áp dụng quy định chặt chẽ về mua sắm công đối với các sản phẩm gỗ. Ông Phúc gợi ý, Chính phủ Việt Nam có thể áp dụng chính sách này, yêu cầu các sản phẩm gỗ theo hình thức đấu thầu trong mua sắm công phải đảm bảo tính hợp pháp, đây sẽ là một bước khởi đầu tốt để khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường này.
Việc khuyến khích này, theo Tiến sĩ Phúc, sẽ giúp hình thành liên kết và chuỗi cung nội địa giữa doanh nghiệp, các cơ sở chế biến và các hộ trồng rừng nhằm phục vụ phân khúc thị trường mua sắm công, một phân khúc không hề nhỏ. Liên kết này cũng sẽ tạo ra cơ hội cho sự lan tỏa sang các phân khúc thị trường khác trong thị trường nội địa.
Bài 03: Nhanh chóng chuyển đổi số để mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh