Việc gỡ bỏ có lẽ nhắm đến các ứng dụng sử dụng kỹ thuật "vá nóng" (hot patching), một giải pháp cho phép các nhà phát triển bỏ qua khoảng thời gian kiểm duyệt (của Apple) nhằm đưa các bản vá lỗi ứng dụng đến thiết bị của người dùng ngay lập tức.
Để đảm bảo tất cả các ứng dụng trong App Store đều đáp ứng được các tiêu chuẩn của Apple về an ninh và toàn vẹn cũng như duy trì một hệ sinh thái ứng dụng lành mạnh và sạch sẽ, Apple đã phát triển một quy trình kiểm tra kỹ lưỡng nhằm kiểm tra tất cả các ứng dụng được đưa lên hệ thống.
Tuy nhiên, một khi ứng dụng gốc được chấp thuận sau quá trình kiểm tra của Apple, tin tặc có thể sử dụng kỹ thuật hot patching để nhúng mã độc vào smartphone của người dùng.
Vào đầu tháng này, Apple đã gửi email cảnh báo các nhà phát triển ứng dụng cho iOS rằng bất kỳ mã nguồn, bộ khung phát triển dụng hoặc bộ công cụ phát triển phần mềm nào có thể thay đổi hành vi hoặc chức năng của ứng dụng sau khi đã được phê duyệt và xuất bản lên App Store thì các ứng dụng này đều sẽ bị xoá.
Cũng theo báo cáo, những ứng dụng của Trung Quốc không phải là mục tiêu duy nhất. Hơn 27.000 ứng dụng tại Mỹ cũng đã bị gỡ bỏ khỏi App Store trong tháng này.
Tuy nhiên, Apple không cấm tất cả các công nghệ hot patching. Theo mục 3.3.2 của Thỏa thuận cấp phép của Chương trình Nhà phát triển của Apple, chỉ có thể những công nghệ hot patching với khả năng thay đổi mã nguổn gốc của ứng dụng, chẳng hạn như OC, rollout.io và JSPatch mới bị cấm.
Báo cáo cũng cho biết, nhiều ứng dụng chơi game ở Trung Quốc đang sử dụng Java Script thì Apple không cấm.
Theo tech.sina.com, bên cạnh các ứng dụng sử dụng công nghệ hot patching bị cấm, các ứng dụng ăn theo, hoặc các ứng dụng đã lâu không có ai tải, các ứng dụng lưu trữ âm nhạc vi phạm bản quyền và các ứng dụng không hỗ trợ mạng IPv6 của App Store cũng đang phải đối mặt với khả năng bị gỡ bỏ.
Apple đã công bố hồi đầu tháng Sáu rằng App Store của hãng đã chi trả khoảng 70 tỷ đô la cho các nhà phát triển kể từ năm 2008, trong đó riêng năm ngoái, số tiền chi trả chiếm đến 30%.