Tuần trước, cả Thung lũng Silicon náo loạn vì một nguồn tin từ Bloomberg cho rằng các "gã khổng lồ" như Amazon và Apple đã đồng ý thỏa hiệp cho phép chip gián điệp từ công ty Supermicro của Trung Quốc xâm nhập vào hệ thống máy chủ của mình.
Apple vẫn liên tục phủ nhận về hành động này, đặc biệt vừa qua George Stathakopoulos - Phó Chủ tịch an ninh thông tin của công ty đã trực tiếp gửi thư tới Quốc hội với lời khẳng định đanh thép nhất từ trước đến giờ: "Apple chưa bao giờ tìm thấy những con chip độc hay hoặc các lỗ hổng bảo mật được cố ý cài vào trong bất cứ máy chủ nào. Chúng tôi cũng chưa từng cảnh báo cho FBI bất cứ mối quan tâm về vấn đề bảo mật nào như những gì được nêu trong bài báo, cũng như việc FBI chưa bao giờ liên lạc với chúng tôi để có các cuộc điều tra tương tự".
Cuối thư có chữ kí của Phó chủ tịch an ninh thông tin - George Stathakopoulos.
Lá thư dài 3 trang của Apple cũng nhắc đến việc các cơ quan của Mỹ như Trung tâm An ninh mạng quốc gia "không có bất cứ lý do gì để nghi ngờ" những tuyên bố phủ nhận mà Apple, Amazon và Supermicro đã đưa ra.
Stathakopoulos nói thêm, Apple sẽ "liên tục yêu cầu các cơ quan chia sẻ chi tiết cụ thể về những con chip độc hại được cho là có tồn tại, và phía các gã khổng lồ sẽ không thể cung cấp bất cứ thông tin gì nếu đó chỉ là những tài khoản cũ đầy mơ hồ".
Hành động này của Apple mạnh bạo hơn rất nhiều so với những lời phát biểu trước đó. Rõ ràng một trong những chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà Bloomberg đưa ra là "có nhiều nguồn tin vô danh" cùng với tài khoản viết tay đầu tiên của những con chip gián điệp, đã được cung cấp cho các phóng viên.
Ngoài tài khoản rất mơ hồ và nguồn nhân chứng chưa được sáng tỏ, những căn cứ Bloomberg vẫn chưa chứng tỏ được sự tồn tại của các con chip độc hại, chính điều này khiến Apple có thể "đáp trả" một cách mạnh mẽ như vậy.
Theo ICT News