Tổ chức Bảo vệ Môi trường California (CEPA) đã thông báo vào thứ 3 vừa qua rằng Apple đã sẵn sàng chi trả 450.000 USD để bồi thường cho cáo buộc xử lý không đúng cách những rác thải điện tử của công ty này. Theo như Phòng kiểm soát chất thải độc hại của CEPA, “Quả cáo căn dở” cũng đồng ý để họ tăng cường rà soát, kiểm tra hoạt động xử lý rác thải tại trụ sở ở Cupertino, CA và Sunnyvale, CA.
Người lãnh đạo bang California cho rằng Apple đã mở một nhà máy xử lý rác thải tại Cupertino trong khoảng thời gian năm 2011 và năm 2011, tiêu hủy khoẳng 500 tấn rác thải trước khi đóng cửa nó vào tháng 1/2013. Sau đó nhà máy này được chuyển đến Sunnyvale và Apple đã tiêu hủy thêm 360 tấn nữa trước khi thông báo cho bang về sự tồn tại của nhà máy này.
Tại nhà máy ở Sunnyvale, Apple đã thu nhập bụi kim loại độc hại và gửi nó vào nơi tiêu hủy – nó không được đăng ký cấp phép sử dụng cũng như không đạt được tiêu chuẩn để xử lý rác thải điện tử một cách triệt để. Nếu như những hạt nhỏ li ti ấy không may bị tiếp xúc với không khí bên ngoài, nó sẽ gây nguy hại không chỉ cho con người mà còn cả thế giới hoang dã.
Cũng theo các nhà chức trách cho biết, Apple đã không đánh dấu những côngtenơ chở dầu là rác thải độc hại và không kiểm soát đầu ra của chúng, hay báo cáo lại cho chính quyền biết chúng “đi đâu, về đâu”.
“Vấn đề này xoay quanh sự thiếu sót trong khâu giấy tờ để đóng cửa một trong những cơ sở tiêu hủy rác thải của chúng tôi khi di chuyển tới địa bàn mới, có quy mô lớn hơn,” Alisha Johnson, đại diện của Apple, chia sẻ với tờ Reuters thông qua một email.
“Chúng tôi đã hợp tác làm việc với Phòng kiểm soát chất thải độc hại để đảm bảo chắc chắn là trong tương lai chúng tôi muốn có đầy đủ giấy tờ pháp lý cho văn phòng hiện tại của mình. Đối với những cơ sở vật chất hiện nay, chúng tôi tuân theo những quy định, tiêu chuẩn về cả an toàn lẫn sức khỏe còn vượt xa cả những yêu cầu của nhà nước, chính phủ.”
Quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt hay không, Apple cũng đã mắc sai phạm trong cách xử lý rác thải điện tử và gửi nó cho một tổ chức bên thứ ba không được cấp phép để giải quyết số rác thải nói trên. Kể cả nếu như đây là một sự thiếu sót trong vấn đề giấy tờ, chúng ta hãy cùng hi vọng rằng những nhà chức trách của bang California hãy “để tâm” hơn tới vấn đề tiêu hủy rác thải độc hại trong tương lai.
Theo Tri thức trẻ, Phone Arena