|
Hình ảnh chiếc iPhone 6 bị phát nổ trên chuyến bay của hãng Alaska Airlines |
Sau khi sự việc xảy ra, cựu phi công và chuyên gia ngành công nghiệp John Nance được hỏi "liệu iPhone có nên bị cấm mang lên các chuyến bay vì có khả năng gây cháy nổ hay không?". Ông cho biết, tình huống này không xảy ra thường xuyên nên việc cấm mang điện thoại iPhone lên máy bay là không khả thi. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đây là lý do tại sao những người mang theo điện thoại thông minh trên máy bay nên thiết lập ở chế độ máy bay. Vì chế độ này sẽ ngăn chặn điện thoại ngừng tìm kiếm các tín hiệu về thoại hay dữ liệu có thể khiến pin thiết bị bị nóng lên nhanh chóng.
Đối với sự cố hôm thứ Năm, cả FCC (Ủy ban truyền thông liên bang, cơ quan đảm nhiệm việc quản lý viễn thông, CNTT, tần số vô tuyến điện tại Mỹ) và Apple đều chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào. Trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp điện thoại iPhone hoặc Samsung Galaxy S đã tự bốc cháy trước đây. Hồi tháng 8/2014, một hành khách trong chuyến bay từ Tel-Aviv, Israel đến Prague, Cộng hòa Séc đã khiến mọi người trên máy bay hoảng hồn khi họ nhận thấy chiếc iPhone 5 của cô bốc khói. Ngay sau đó, sự việc được giải quyết và chuyến bay vẫn diễn ra an toàn. 5 năm trước, một hành khách trên một chuyến bay của Úc cũng gặp phải tình trạng tương tự khi iPhone bắt đầu bốc khói.
|
Chiếc iPhone bị phát nổ trong chuyến bay của Úc cách đây 5 năm |
Điện thoại thỉnh thoảng bị bắt lửa với những nguyên nhân không phải lúc nào cũng rõ ràng. Năm ngoái, môt học sinh lớp 8 ở Maine (bang New England, Mỹ) đột nhiên nghe tiếng nổ bốp từ chiếc iPhone trong túi và ngay sau đó là chiếc điện thoại bốc khói. Hai năm trước, một người đàn ông Hồng Kông đã đổ lỗi cho Samsung Galaxy S4 tự bốc cháy khiến nhà anh ta bị hỏa hoạn. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp trên hiện vẫn được coi là những sự cố đang cần tìm hiểu thêm và chưa có sự giải thích rõ ràng từ các bên liên quan.
Theo Xã hội Thông tin