Ảnh: Gizchina |
Trong kỷ nguyên 5G, Mỹ đang tụt lại phía sau Trung Quốc. Để khôi phục lại vị thế, Mỹ đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển mạng 6G. Nước này hy vọng sẽ đứng đầu thế giới trong công nghệ truyền thông thế hệ tiếp theo.
Vào tháng 3/2019, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã nhất trí mở rộng băng tần (tần số của sóng điện từ dùng để thu phát tín hiệu liên lạc giữa các thiết bị sử dụng công nghệ không dây) từ 95GHz đến 3THz cho một thử nghiệm 6G, 7G hay bất kỳ công nghệ mạng thế hệ tiếp theo nào. Khi đó, khả năng của AI có thể ngang tầm với bộ não con người.
Tại Đại học New York, Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng nghiệp của mình đã tiên phong trong việc nghiên cứu mạng không dây. Nhóm các nhà nghiên cứu này tin rằng các hệ thống không dây sẽ tăng trưởng hơn nữa trong kỷ nguyên 6G. Theo đó, nếu chỉ số băng tần của mạng 5G có thể đạt khoảng 100GHz (Gigahertz) thì ở mạng 6G, băng tần có thể đạt tới 3THz (terahertz).
Ảnh: Gizchina
|
Việc mở rộng tần số THz có thể cung cấp một không gian khổng lồ cho các ứng dụng không dây. Hệ thống băng thông rộng lớn mới có khả năng truyền được những dữ liệu "khủng" trong vòng chưa đầy một giây. Tuyệt vời hơn, lượng dữ liệu được truyền sẽ tương đương bộ não con người.
Ví dụ, một chiếc máy bay chiến đấu không người lái sẽ bị hạn chế sức mạnh tính toán bởi giới hạn kích thước của nó. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 6G ở tương lai, với thiết bị AI điều khiển từ xa, hiệu suất chiến đấu của nó sẽ tương đương một phi công xuất sắc.
Mặc dù, việc điều khiển máy bay không người lái từ xa đã có thể thực hiện hiệu quả trong kỳ nguyên 5G, người dùng có thể mua một “thiết bị đầu cuối” (loại máy gồm một bàn phím và một màn hình để liên lạc với bộ xử lý trung tâm trong hệ thống máy tính) có sức mạnh tính toán ở cấp độ não người với giá khoảng 1.000 USD.
Nhóm của Tiến sĩ Rappaport cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều thiết bị khác sẽ được hưởng lợi từ dự án phát triển mạng 6G này. Chẳng hạn như máy ảnh có sóng milimet chụp ban đêm, radar độ phân giải cao và máy quét kiểm tra mức độ an toàn của cơ thể con người. Băng thông “khủng” cũng sẽ cho phép chuyển đổi sang mạng cáp quang không dây dựa trên cơ sở hạ tầng cáp quang và trung tâm dữ liệu.
Ngoài những lợi ích mà 6G mang lại, vẫn còn nhiều vấn đề cần chúng ta khắc phục trong tương lai. Điển hình là việc thu nhỏ các công nghệ cốt lõi và giảm thiểu tác động của sóng milimet (tần số băng thông cực cao) đến sức khỏe con người. Ngoài ra, sóng 6G cũng yêu cầu phải có ăng-ten định hướng cao bởi chúng rất dễ bị nhiễu trong khí quyển, đặc biệt là các ăng-ten có tần số trên 800GHz.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lạc quan rằng những thách thức kỹ thuật này sẽ từng bước được giải quyết trong tương lai giống như mạng 5G.
Theo Gizchina