Trong bảng xếp hạng Top 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới, Summit và Sierra của Mỹ vẫn duy trì vị trí hàng đầu. Đứng thứ 3 và thứ 4 lần lượt là của Trung Quốc. Hai siêu máy tính của Trung Quốc được lắp đặt lần lượt tại Vô Tích (tỉnh Giang Tô) và Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông). Frontera của Đại học Texas là siêu máy tính mới duy nhất nằm trong top 10, theo danh sách Top 500 mới nhất.
Khả năng sản xuất các siêu máy tính là một thước đo quan trọng cho những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của bất kỳ quốc gia nào. Chúng có vai trò thiết yếu trong các lĩnh vực như dự báo thời tiết, mô hình hóa dòng hải lưu, mô phỏng vụ nổ hạt nhân,… Nhu cầu về việc sử dụng các siêu máy tính trong các ứng dụng thương mại cũng tăng lên do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc đã để tuột mất vị trí số 1 kể từ năm 2018, chấm dứt 5 năm thống trị của mình. Bắc Kinh hiện đang lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng siêu máy tính của mình.
Siêu máy tính Summit của Mỹ có thể hoàn thành 200 triệu tỷ máy tính mỗi giây. Ảnh: The Verge
|
Danh sách Top 500 được công bố một năm hai lần, lần đầu vào tháng 6 và lần 2 vào tháng 11. Nhắc đến các siêu máy tính, Trung Quốc và Mỹ vẫn chiếm ưu thế hàng đầu. Theo Top 500 mới công bố trong tháng 6 này, Trung Quốc sở hữu 43,8% hệ thống siêu máy tính trên toàn cầu trong khi của Mỹ là 23,8%. So với bảng xếp hạng được công bố vào năm ngoái, tỷ lệ phần trăm hệ thống siêu máy tính của Trung Quốc đã giảm 1,4% trong khi của Hoa Kỳ tăng 1,4%.
Nhật Bản được xếp hạng thứ ba trên thế giới về hệ thống các siêu máy tính, sở hữu 5,8%.
Tại Trung Quốc, Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Thiên Tân và một trung tâm khác ở Thâm Quyến dự kiến sẽ hoàn thành việc nâng cấp các máy tính vào năm 2020, 2021 và 2022 như một phần nỗ lực của Trung Quốc trong cuộc đua này.
Theo SCMP