Ủy ban châu Âu đã phạt Google 5 tỷ USD cho việc ưu tiên các ứng dụng riêng của mình trên các thiết bị Android so với các đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà Google phải nhận cho đến nay, nhưng đây cũng không phải là lần đầu tiên Google bị phạt - hãng này vốn đã lập kỷ lục năm ngoái. Đây không phải là lần đầu tiên Liên minh châu Âu xử phạt một công ty vì lạm dụng vị trí độc quyền. Các công ty khác như Microsoft, Intel hay Qualcomm cũng từng bị phạt nặng.
Đây là 7 khoản tiền phạt chống độc quyền lớn nhất do EU áp đặt.
1. Google - 5 tỷ USD năm 2018
|
Google yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại phải cài đặt sẵn Google Tìm kiếm và ứng dụng trình duyệt Chrome trên máy để truy cập cửa hàng ứng dụng của Google, Google Play - đây là một trong nhiều lý do khiến hãng công nghệ khổng lồ tiếp tục lập kỷ lục án phạt lên đến 5 tỷ USD.
Thanh tìm kiếm Apple, Android được sử dụng bởi khá nhiều nhà sản xuất điện thoại. Ủy ban châu Âu đã dành ba năm để xem xét liệu Google có lạm dụng vị trí độc quyền của mình để quảng bá các ứng dụng của riêng mình và hạ thấp các đối thủ cạnh tranh hay không.
Năm 2016, Ủy ban châu Âu chính thức cáo buộc Google lạm dụng hệ điều hành di động của mình để quảng bá các ứng dụng và dịch vụ của Google vào trong các kết quả tìm kiếm và đẩy các đối thủ cạnh tranh xuống dưới.
2. Google - 2.7 tỷ USD năm 2017
|
Brussels đã phạt tiền Google trước đó vào năm 2017 với tổng số tiền khổng lồ là 2,7 tỷ USD, mức cao kỷ lục cho đến mức phạt gần đây nhất của Google.
Các cuộc điều tra được bắt đầu sau khi Ủy ban châu Âu nhận được hàng chục đơn khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh cáo buộc rằng Google đã lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường tìm kiếm để mang lại lợi thế cho dịch vụ Google Shopping so với các nhà bán lẻ khác và tạo ra độc quyền đối với người tiêu dùng.
3. Intel - 1.45 tỷ USD năm 2009
|
Năm 2009, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới Intel đã bị Liên minh châu Âu tuyên phạt 1.45 tỷ USD vì vi phạm luật cạnh tranh của EU bằng cách lợi dụng vị thế thống trị, làm hạn chế sự chọn lựa của khách hàng. Hội đồng châu Âu (EC) cũng ra lệnh cho Intel phải lập tức chấm dứt các chiến thuật kinh doanh ở châu Âu nhằm loại bỏ đối thủ chính Advanced Micro Devices (AMD).
Tập đoàn Intel nắm khoảng 70% thị trường bộ vi xử lý máy tính (CPU) trên toàn cầu.
Intel đã kháng nghị và vào năm 2017, Tòa án Tư pháp châu Âu đã đình chỉ khoản phạt 1.45 tỷ USD và buộc phải đánh giá lại vụ việc.
4. Qualcomm - 1,2 tỷ USD năm 2018
|
Apple và Qualcomm đã thành lập một thỏa thuận từ năm 2011 kéo dài cho đến năm 2016, thông qua đó Apple cam kết sử dụng chip của Qualcomm độc quyền trên các thiết bị iPhone và iPad của mình.
Đổi lại, Qualcomm đã chi trả hàng tỷ USD cho Apple để không sử dụng chip của các đối thủ cạnh tranh khác và khoản thanh toán sẽ dừng lại nếu Apple sử dụng chip của các đối thủ khác.
Ủy ban châu Âu đã phạt Qualcomm 1,2 tỷ USD vào tháng 1/2018.
5. Microsoft - 794 triệu USD năm 2004
|
Microsoft đã bị phạt 794 triệu USD vào tháng 3/2004 vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Liên minh châu Âu cũng phán quyết rằng Microsoft cần cung cấp cho các nhà sản xuất máy tính với hệ điều hành Windows không có sẵn Media Player để người tiêu dùng có thể tùy ý lựa chọn các đối thủ khác.
Năm 2008, khoản tiền phạt đã tăng lên khi công ty không tuân thủ các thỏa thuận.
6. Servier - 582 triệu USD năm 2014
|
Công ty dược phẩm khổng lồ Pháp, Servier, Teva và năm công ty dược phẩm khác đã bị phạt 582 triệu USD trong tháng 7/2014 vì đã đồng ý trì hoãn việc áp dụng phương pháp điều trị huyết áp phổ biến Perindopril.
Hành vi bất hợp pháp của Servier dẫn đến việc đưa Perindopril vào thị trường bị trì hoãn cho đến năm 2007, khi bằng sáng chế về phân tử của thuốc hết hạn vào năm 2003.
"Chiến lược của Servier là mua bán một cách có hệ thống mọi mối đe dọa cạnh tranh để đảm bảo luôn kiểm soát thị trường. Hành vi này rõ ràng là chống cạnh tranh và lạm dụng", Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho biết.
7. Telefónica - 207 triệu USD năm 2007
|
Hãng viễn thông khổng lồ Tây Ban Nha, Telefónica, đã bị phạt 207 triệu USD vì sự cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường băng thông rộng ở Tây Ban Nha.
Telefónica đệ đơn kháng cáo chống lại phán quyết với sự hỗ trợ của chính phủ Tây Ban Nha nhưng Tòa án Tư pháp châu Âu đã ủng hộ quyết định của Liên minh châu Âu.
Theo Business Insider