Thú vui chụp ảnh đồ ăn đang trên đà phát triển nhờ vào những nền tảng như Instagram và khả năng nhanh chóng chụp được ảnh của mỗi bữa ăn nhờ điện thoại thông minh. Nếu bạn muốn chiếm ưu thế trong trò chơi nhiếp ảnh ẩm thực, có lẽ bạn không cần quá nhiều sự thay đổi.
Hãy giữ chiếc máy ảnh của bạn lại và cũng không cần thêm bất cứ thiết bị nào vào túi đồ của bạn. Thay vào đó, hay thay đổi cách nghĩ và một vài yếu tổ nhỏ là có thể khiến những món ăn bạn chụp trông tự nhiên hơn. Dưới đây là 6 thủ thuật cho những góc chụp khác nhau trong nhiếp ảnh ẩm thực để bạn có thể chụp lại một món ăn một cách độc đáo nhất. Toàn bộ ảnh được chụp bằng máy ảnh DSLR và ánh sáng tự nhiên.
1. Góc chụp 45 độ
Đây là điều phố biến nhất trong nhiếp ảnh ẩm thực: góc chụp 45 độ theo đúng góc nhìn của một người đang ngồi trên bàn. Không có vấn đề gì với kiểu chụp này cả, và đó là tầm nhìn bình thường mà phần lớn người dùng bữa đều có thể trải qua. Nhưng nó tạo một chút cảm giác nhàm chán bởi bất cứ ai có máy ảnh cũng đều sẽ tự động chụp góc này.
2. Chụp từ trên xuống
Một góc chụp khác trong nhiếp ảnh âm thực đang dần trở nên phổ biến, nhưng khó để thực hiện hơn đó là góc chụp từ trên xuống. Đó là kiểu nhìn như mắt chim xuống đĩa và khó thực hiện đối với bàn cao hoặc khó thực hiện nếu không có ống kính góc rộng.
Đây cũng không phải là góc chụp làm tôn lên vẻ đẹp của một số món ăn, ví dụ, góc chụp này không phải là góc chụp tốt nhất cho bánh sandwich hoặc burger. Tuy nhiên, góc chụp này lại rất hiệu quả khi thể hiện một món ăn với nhiều thành phần bên trong mà khó có thể nhìn thấy ở góc chụp 45 độ. Góc chụp này cũng rất phù hợp với việc chụp một cái bàn đầy những món ăn.
3. Chụp cận cảnh (macro)
Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những lĩnh vực tiên tiến thuộc nhiếp ảnh ẩm thực. Những bức ảnh cận cảnh là những bức ảnh chụp ở vị trí cực gần và thường thể hiện những chi tiết mà đôi khi không thể nhìn được bằng mắt thường. Kiểu cảnh này đòi hỏi sử dụng máy ảnh phù hợp và ống kính macro.
Tuy nhiên, nhiều loại điện thoại thông minh và thậm chí cả máy ảnh thông thường đều được trang bị chế độ macro cho phép bạn chụp những tấm ảnh cực cận. Hãy sử dụng chế độ này để tạo ra góc nhìn mới về món ăn của bạn.
Bên dưới là hai ví dụ về món trứng sous-vide với trứng cá muối và những lá vàng mỏng, món ăn này đẹp hơn khi chụp cận cảnh để những chi tiết nhỏ có thể hiện ra rõ ràng.
4. Chụp với món ăn khác
Đừng chỉ chụp riêng rẽ một món ăn. Thay vào đó hãy thể hiện một cái gì đó để so sánh tỉ lệ hoặc những thành tố khác vào phần hậu cảnh như một món ăn khác. Nếu có thể, hãy để món ăn bổ sung thêm vào đó là nổi bật chủ thể chính của bạn, ví dụ như một chiếc burger với khoai tây chiên, hoặc đĩa salad Caesar với món khai vị.
5. Kết hợp với nội thất của nhà hàng
Bên cạnh việc tập trung vào những món ăn, hãy nhìn xung quanh bạn và xem có yếu tố nào hấp dẫn ở trong nhà hàng mà có thể trở thành hậu cảnh tốt cho việc chụp ảnh của bạn. Những ví dụ dưới đây bao gồm việc tận dụng nền tường đặc biệt của nhà hàng và tận dụng bức tường gạch với cây thường xuân làm hậu cảnh cho tấm ảnh.
6. Sử dụng đôi bàn tay của bạn
Sau khi bạn đã hoàn tất việc ghi lại những tấm hình về những món ăn được trình bày một cách hoàn hảo, hãy phá vỡ kết cấu ấy! Bằng việc thêm bàn tay hoặc sử dụng các loại đồ dùng phục vụ ăn uống phá vỡ kết cấu trình bày của món ăn, bạn sẽ xác thực cho bức ảnh cũng như thể hiện sự sinh động của hành động thưởng thức món ăn.
Trong một số trường hợp, hành động này về bản chất còn làm món ăn tỏa sáng một cách tốt nhất. Ví dụ như pasta hoặc các loại mỳ, phở, bún, miến... chẳng hạn. Thông thường, chúng được phủ lên bởi một lớp sốt hoặc các loại rau thơm, khiến cho các sợi mỳ, sợi phở... bên dưới khó được nhìn thấy. Nhưng mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng một cái dĩa hoặc một đôi đũa để đưa lên hoặc gắp lên một ít sợi mỳ, sợi phở...
Đối với burger và sandwich cũng tương tự. Chụp tổng thể những món ăn này, rồi sau đó chia chúng làm đôi để trưng ra kết cấu bên trong của chúng.
Kết luận
Nhiếp ảnh ẩm thực không đòi hỏi phải trở thành sự kết hợp rắc rối giữa ánh sáng và tạo mẫu món ăn. Thay vào đó, bạn có thể thạo ra những tấm ảnh độc đáo và đẹp mắt về những món ăn chỉ bằng cách thay đổi cách nhìn và thêm vào đó một vài yếu tố đơn giản để cho những bức ảnh của bạn trông tự nhiên hơn.
Suzi Pratt là nhiếp ảnh gia sự kiện và ẩm thực tầm cỡ quốc tế sống tại Seattle. Những hình ảnh của cô thường xuất hiện trên Eater và Getty Images. Cô còn là một blogger chăm viết lách các bài viết dạy cách xây dựng và vận hành dịch vụ nhiếp ảnh sao cho hiệu quả.