Thế Vận hội mùa đông PyeongChang 2018 cho chúng ta cái nhìn đầu tiên về ứng dụng của 5G. Hầu hết các môn thi đấu đang được phát sóng trực tiếp với độ phân giải siêu cao (ultra-HD), độ phân giải cho phép những bông tuyết và băng đá có thể được nhìn thấy ở mức độ chi tiết một cách hoàn hảo. Các thiết bị bay không người lái (drones) đã sẵn sàng cất cánh bất kỳ lúc nào, gửi lại dữ liệu trực tiếp trong thời gian thực. Công nghệ thực tại ảo (VR) toàn cảnh 360o hoàn thiện cung cấp cho người xem một trải nghiệm sâu sắc ở mọi góc của sân vận động. Họ thậm chí có thể trượt tuyết cùng với vận động viên từ góc nhìn của ván trượt tuyết (snowboard).
PyeongChang, một vùng xa xôi nằm ở phía đông nam của tỉnh Gangwon của Hàn Quốc, quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ 5G. Điều đó cho chúng ta thấy những cơ sở của nhiều ứng dụng trong một thế giới kết nối đầy đủ, như những chiếc xe tự lái, thiết bị bay không người lái, công nghệ holographic, và thậm chí các hộp thông minh tự động phát hiện và xua đuổi những con lợn rừng hoang dã. Tất cả những điều này sẽ không thể làm được nếu thiếu 5G.
Nhưng đây chỉ là hương vị của một thế giới 5G chưa thực sự hoàn chỉnh. Trong vài thập kỷ qua, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã được phát triển dưới hình thái liên tiếp của những "sóng" công nghệ. Từ những chiếc máy tính lớn (mainframe) những ngày đầu tiên đến những chiếc máy thông minh hiện nay và Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), việc truy cập vào mạng đang ngày càng trở nên nhanh chóng hơn, với nhiều máy móc được kết nối hơn và thậm chí cả những thứ khác được kết nối với mạng. Như bạn có thể tưởng tượng, "Megatech" được mang tới bởi làn sóng công nghệ mới này có thể sẽ là một "loài" ứng dụng mới, phát triển vượt ra ngoài "vùng đất" của truyền thông tốc độ cao.
Nói một cách đơn giản, 5G sẽ cung cấp tốc độ cao gấp hàng chục lần so với 4G. Chúng ta nên kỳ vọng vào "Megatech" gì trong tương lai? Trong thực tế, tương lai đã là một thực tế, nhưng phân bố không đồng đều. Chúng ta có thể đưa ra dự đoán có căn cứ dựa trên một số xu hướng quan trọng.
Tiềm năng của một thế giới kết nối hoàn toàn
Để khai thác đầy đủ tiềm năng của một thế giới kết nối hoàn toàn, chúng ta phải tìm ra các phương pháp phù hợp để xử lý các luồng dữ liệu khổng lồ được tạo ra bởi hàng tỷ con chip nhúng. 5G có thể là chìa khóa để đạt được điều này.
Xe tự hành, một ứng dụng điển hình trong một thế giới kết nối hoàn toàn, đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Với tốc độ truyền thông cao và độ trễ thấp, 5G sẽ làm cho xe tự lái trở thành hiện thực. Chúng ta có thể bổ sung thêm chức năng tự lái vào xe ô tô truyền thống để hỗ trợ các lái xe. Chúng ta cũng có thể sản xuất những chiếc xe tự lái thương hiệu mới như các nguồn tài nguyên được chia sẻ. Ô tô kết nối có thể định hình lại các hình thức giao thông, khi hầu hết mọi người sẽ không còn cần đến chiếc xe của mình và bãi đỗ xe có thể được sử dụng để xây dựng khu nhà ở hoặc công viên. Tai nạn giao thông cũng sẽ được giảm đáng kể.
Con người vào năm 2050 khi đó đã có thể nghĩ rằng xe ô tô nên là xe tự lái. Các thiết bị kết nối hoàn toàn và trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các xe ô tô có thể trao đổi dữ liệu và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả, và máy móc rõ ràng đã xử lý tốt hơn các điều kiện phức tạp trên đường. Ngay cả bây giờ, nếu bạn yêu cầu các phi công tắt chế độ lái tự động và hạ cánh máy bay bằng tay chỉ với chiếc mũ bảo hiểm và kính bảo hộ giống như trong quá khứ, họ sẽ rất khó khăn để làm được điều đó.
Một thế giới được vận hành bằng dữ liệu
Các ứng dụng dữ liệu quy mô lớn, sáng tạo và phổ biến sẽ làm cho rất nhiều thứ trở nên dễ dàng hơn. Các tính toán khác sẽ được thực hiện trong các kho hàng cách xa người sử dụng hàng trăm cây số. Ví dụ: nếu bạn gửi một yêu cầu tới trợ lý di động, nó sẽ tìm thấy câu trả lời trong máy tính của một trung tâm dữ liệu ở phía bên kia của quả địa cầu. 5G sẽ cung cấp các đường ống khổng lồ để chứa các luồng dữ liệu khổng lồ.
Một sự đồng thuận hiện nay là thế kỷ 21 sẽ được vận hành bởi dữ liệu. Điều này có thể bắt nguồn từ tuyên bố của Galileo vào năm 1638. Ông tuyên bố rằng tất cả các hiện tượng tự nhiên có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ toán học. Do đó, bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu do các sự kiện trên thế giới tạo ra, chúng ta có thể hiểu và tối ưu hóa chúng tốt hơn, và sẽ có một kỷ nguyên mới xuất hiện. Các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và công nghệ ICT tiên tiến sẽ làm cho điều này trở thành hiện thực.
Ví dụ, làm thế nào chúng ta sẽ chẩn đoán và điều trị bệnh trong tương lai? Có lẽ cơ sở dữ liệu sẽ là vị bác sĩ thông minh nhất trên thế giới. Một cơ sở dữ liệu có thể nhớ từng trường hợp đơn lẻ. Được tăng cường bằng phân tích gien, cơ sở dữ liệu có thể tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất bằng cách phân tích các mối quan hệ giữa phương pháp điều trị và kết quả điều trị. Chẩn đoán, thiết kế các loại thuốc mới, và các cuộc giải phẫu bằng robot tất cả phải dựa vào các hệ thống dữ liệu lớn. Một ví dụ khác, làm thế nào chúng ta sẽ được giáo dục trong tương lai? Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi hiệu suất của học sinh và giáo viên, tìm hiểu nội dung phù hợp nhất để giảng dạy, và điều chỉnh tốc độ giảng dạy cho từng học sinh để bù đắp cho những bất lợi của một nền giáo dục công chỉ có một kích cỡ cho tất cả mọi người.
Sự hội tụ của thế giới thực và thế giới ảo
Kể từ ít nhất 25 năm trước, người ta đã hình dung được sự xuất hiện của thực tế ảo (VR), nhưng các chuyên gia công nghệ vào thời đó ít có cơ hội truy cập vào Internet. Ngay cả khi họ đã làm (truy cập mạng), họ cũng phải chờ modem quay số bên cạnh một máy tính khổng lồ. Nhưng trong những thập kỷ tới, nó thậm chí có thể chuyển (passé) việc truy cập Internet thông qua điện thoại di động hoặc máy tính để bàn của bạn. Trong một thế giới mà mọi thứ đều thông minh, khi mọi thứ xung quanh chúng ta có sức mạnh điện toán, trẻ em có thể hỏi rằng chính xác máy tính là cái gì.
Sự hội tụ của thế giới thực và thế giới ảo sẽ đạt được thông qua trải nghiệm nhập vai của VR. Nó cũng sẽ đến từ thực tế tăng cường (AR) áp dụng cho những thứ như kính chắn gió hoặc Google Glass. Những ước mơ của những người tiên phong công nghệ sớm nhất sẽ trở thành sự thật nhờ sự xuất hiện của 5G. Các mạng tốc độ cao có thể cung cấp các kết nối dữ liệu đại chúng để hỗ trợ các ứng dụng VR và AR. Chúng cũng có thể đáp ứng độ trễ thấp theo yêu cầu của điện toán tốc độ cao. Ví dụ: để hiển thị video ở định dạng holographic giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, AR cần hiểu và được ánh xạ tới thế giới vật lý, nhận diện chiều sâu và chiều rộng, phân tích dữ liệu liên quan, hiểu và xác định thay đổi trong môi trường và con người, và sau đó hiển thị các kết quả chính xác ở đúng các vị trí. Khi các thiết bị trở nên nhẹ hơn, chúng cần liên lạc với các máy tính mạnh mẽ ở xa, theo thời gian thực. Nếu dữ liệu ngày nay có thể được truyền đi trong một đường ống, vào thời điểm đó độ sâu và chiều rộng của dữ liệu sẽ mở rộng như Thái Bình Dương.
Tác giả bài viết: James Wu - Chủ tịch Huawei khu vực Đông Nam châu Á
Nhìn về tương lai, chúng ta có thể mở mang trí tưởng tượng của mình để mong đợi những đột phá ở nhiều lĩnh vực hơn, như vật lý cơ bản, công nghệ gen sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới, và thậm chí cả du lịch vũ trụ. Tương lai đầy những sự không chắc chắn, nhưng điều chắc chắn là ICT sẽ là cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng của các công nghệ mới. Nó sẽ phổ biến như không khí. Nó sẽ là đất mà ở đó mọi thứ mọc lên và nở hoa.
Thế giới kỹ thuật số sẽ có thể truy cập được tới mọi người, mọi nhà và mọi tổ chức. Hãy làm việc cùng nhau để xây dựng một thế giới thông minh và kết nối trọn vẹn.
James Wu - Chủ tịch Huawei khu vực Đông Nam châu Á