|
Loài người đang tận dụng năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường |
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia năng lượng cho rằng năng lượng tái tạo đã bắt đầu chạm đến mọi ngóc ngách của cuộc sống con người – biểu hiện rõ nhất là khi các tấm năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà chúng ta và các loại xe điện chạy nhan nhản trên đường phố. Thực tế, ngày đó vẫn chưa đến, nhưng nhờ việc đạt được những bước tiến dài trong việc làm giảm chi phí, ngàng công nghiệp năng lượng thay thế hiện nay đang chiếm một vị trí nổi bật trong chiến lược an ninh năng lượng của các quốc gia.
Dù năng lượng hóa thạch vẫn giữ một vị trí chủ đạo, nhưng với nhu cầu và lợi ích về nguồn năng lượng tái tạo đang ngày càng cao thì dầu mỏ và khí gas sẽ dần mất vai trò của mình. Đây là cơ sở để tin rằng năng lượng tái tạo sẽ ngày càng phổ biến trong cuộc sống con người.
Nhu cầu trên toàn thế giới về ethanol đang ngày càng tăng
Phá kỷ lục 1,2 tỷ gallon (hơn 4,5 tỷ lít) năm 2011, Mỹ đã xuất khẩu 1,4 tỷ gallon ethanol năm 2017, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA). Phần lớn nhu cầu về ethanol là từ Brazil, lượng ethanol nhập khẩu vào quốc gia này đã tăng trong 4 năm liên tục, đạt 450 tỷ gallon trong năm 2017, chiếm khoản 1/3 tổng lượng ethanol xuất khẩu của Mỹ.
Mỹ không còn tham gia vào Hiệp định Paris về Khí hậu, nhưng họ vẫn có thể tự hào về thành phố Minneapolis và 64 thành phố khác
Mặc dù Mỹ không còn tham gia vào Hiệp định Paris về Khí hậu, nhưng các nhà chính trị ở Mỹ đang thể hiện cam kết của mình với vấn đề năng lượng tái tạo. Điển hình như hồi cuối tháng 4, Minneapolis trở thành thành phố thứ 65 tuyên bố chiến lược chuyển sang sử dụng 100% năng lượng sạch, và quyết tâm hoàn thành việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trước năm 2030. Theo tổ chức môi trường Sierra Club, có năm thành phố bao gồm Aspen, Colorado, Burlington, Vermont đã đạt được mục tiêu chuyển sang sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo.
|
Khai thác năng lượng gió (ảnh: ESI Africa))
|
Bên cạnh rất nhiều thành phố ở Mỹ thể hiện quyết tâm chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các loại năng lượng tái tạo khác, thì hiện cũng có 9 quốc gia và một bang của Mỹ (Hawaii) đã cam kết chuyển sang sử dụng 100% năng lượng sạch.
Xu thế phát triển các loại xe điện vẫn sẽ tiếp diễn và tốc độ nhanh hơn
Hiện nay bạn có thể chưa thường xuyên bắt gặp hình ảnh các loại xe điện (EV) lưu thông trên đường, nhưng cảnh tượng đó sẽ sớm xuất hiện trong tương lai. Theo một báo cáo gần đây của Bloomberg New Energy Finance, thì tổng số xe điện tiêu thụ trên toàn cầu sẽ tăng từ 1,1 triệu chiếc năm 2017 lên 11 triệu chiếc năm 2025 và lên đến 30 triệu chiếc vào năm 2030. Hơn nữa, dự báo này cũng khẳng định “đến 2040, 55% tổng số xe mới được bán ra thì có 33% số đó là xe điện”.
Mặc dù Tesla luôn là cái tên đầu tiên được nhắc đến khi nói về vấn đề chuyển xe thông thường sang sử dụng EV, nhưng hiện cũng có rất nhiều nhà sản xuất ô tô tên tuổi đang quan tâm đến vấn đề này. Điển hình như General Motors hồi tháng 10 năm ngoái đã công bố kế hoạch bán ra ít nhất là 20 mẫu xe hoàn toàn chạy điện mới vào năm 2023 nhằm hướng đến tương lai chỉ sản xuất những loại xe hoàn toàn không xả ra khí thải, chỉ sử dụng điện. Hơn nữa, Volkswagen AG cũng đang rất khao khát sản xuất xe điện để đáp ứng nhu cầu rất lớn của loại xe này; tập đoàn này đang lên kết hoạch bán đến tay người dùng các phiên bản xe chạy hoàn toàn bằng điện trong các sản phẩm của họ đến năm 2030.
Là “người mới đến” với công nghệ blockchain
Công nghệ blockchain có nguồn gốc từ lĩnh vực tài chính, nhưng rất nhiều ngành khác – trong đó có cả ngành năng lượng tái tạo – cũng đang tìm cách chen chân vào công nghệ nền tảng phân tán này. Ví dụ, công ty tư nhân Conjule đang sử dụng nền tảng blockchain để thực hiện giao dịch thương mại ngang hàng nguồn năng lượng dư thừa do các tấm pin mặt trời tạo ra mà các hộ gia đình sử dụng không hết. Ở quy mô lớn hơn, nhiều công ty và tổ chức cũng đang tìm cách sử dụng các giải pháp trên nền tảng blockchain, từ giao dịch buôn bán năng lượng cho đến sạc các loại xe EV. Trung tâm nghiên cứu Navigant Research dự đoán rằng tổng chi tiêu của các công ty cho các nền tảng công nghệ blockchain sẽ đạt 3,7 tỷ USD vào năm 2026.
Lợi thế cạnh tranh đang nghiêng về năng lượng sạch
Coca-Cola và Burlington Northern Santa Fe là hai dự án đầu tư nổi tiếng nhất của tỷ phú Warren Buffett, nhưng “Nhà tiên tri xứ Omaha” (Biệt danh của ông Warrant Buffett) cũng là một trong những người vận động ủng hộ sử dụng năng lượng tái tạo nổi tiếng nhất. MidAmerican Energy Company, một công ty con của tập đoàn Berkshire Hathaway đặt ra mục tiêu dài hạn là cung cấp 100% năng lượng tái tạo cho các khách hàng của họ.
Để minh họa cho sự tiên phong của họ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, MidAmerican đã đăng trên website của mình rằng “không một tổ chức có điều chỉnh tốc độ nào khác ở Mỹ có năng lực sản xuất điện gió lớn hơn chúng tôi”. Và công ty năng lượng này cũng chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu này thể hiện họ sẽ giảm các cam kết của mình: MidAmerican hiện đang thực hiện một dự án điện gió 2.000 megawatt có tên Wind XI, dự án này dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019.
Việc sử dụng năng lượng sạch hiện nay đa dạng hơn rất nhiều so với thời những người Ai Cập cổ đại, những người đã biết tận dụng sức gió để cho thuyền đi lại trên sông Nile. Mặc dù rất nhiều nhà đầu tư thừa nhận rằng các khoản đầu tư vào năng lượng sạch giúp tạo ra nhiều cơ hội đã xuất hiện gần đây, nhưng có rất nhiều khả năng những cơ hội này sẽ tiếp tục tăng lên khi nguồn năng lượng thay thế chiếm một tỷ lệ lớn hơn nhiều trong bức tranh tổng quan về năng lượng.