|
48% doanh nghiệp FDI cho biết có thể bị phân biệt đối xử nếu không chi trả chi phí không chính thức. Nguồn VCCI |
Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng củadoanh nghiệpnăm 2014 về cải cách thủ tục hành chínhthuếdo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng nay (11/8) cho thấy, trung bình có 32% các doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp trong ngành của họ phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thuế.
Tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức không đồng đều giữa các nhóm doanh nghiệp khi theo nguồn vốn chủ sở hữu.
Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong khi chỉ khoảng 19% doanh nghiệp nhà nước cho biết chi trả chi phí không chính thức thì có tới 33% doanh nghiệp dân doanh phải chi trả khoản này và ở doanh nghiệp FDI con số này lên đến 41%.
Trước câu hỏi đặt ra, nếu không chi trả chi phí không chính thức doanh nghiệp có thể bị phân biệt đối xử hay không kết quả cho thấy trung bình 40% doanh nghiệp tin sẽ bị phân biệt đối xử.
Trong đó, tỷ lệ lo ngại nhất ở doanh nghiệp FDI chiếm tới 48%, doanh nghiệp dân doanh là 42%, doanh nghiệp nhà nước chỉ 29%.
Báo cáo của VCCI cũng cho thấy, đối với doanh nghiệp nhà nước có quy mô doanh thu dưới 10 tỷ đồng hoặc trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ lo ngại bị phân biệt đối xử nếu không trả chi phí không chính thức cao nhất.
Doanh nghiệp FDI lo ngại bị phân biệt đối xử là những doanh nghiệp thuộc nhóm có doanh thu từ 20-50 tỷ đồng.
Trong khi đó, hai nhóm doanh nghiệp dân doanh có tỷ lệ cao nhất lo ngại bị phân biệt đối xử nếu không chi trả chi phí không chính thức là những doanh nghiệp có quy mô doanh thu từ 10-20 tỷ đồng hoặc trên 100 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo này, có khoảng 50% doanh nghiệp cho biết lo ngại bị yêu cầu bổ sung, giải trình hồ sơ; khoảng 37% lo ngại bị kéo dài thời gian làm thủ tục thuế, khoảng 15% cho biết công chức thuế sẽ có thái độ không văn minh, lịch sự khi tiếp xúc.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cho biết sẽ bị phân biệt đối xử nếu không chi trả chi phi không chính thức lớn nhất (tỷ lệ %). Nguồn VCCI
Theo ngành lĩnh vực, báo cáo của VCCI cho biết tỷ lệ doanh nghiệp chế biến, chế tạo phải chi trả chi phí không chính thức cao, lên tới 45%, tiếp sau đó là lĩnh vực khai khoáng với 34%, thấp nhất là lĩnh vực nông nghiệp 23%.
Đặc biệt, báo cáo cũng cho biết, các doanh nghiệp có quy mô doanh thu càng lớn xu hướng bị thanh, kiểm tra thuế càng cao.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, doanh nghiệp càng lớn có xu hướng bị thanh, kiểm tra càng cao nguyên nhân có thể do áp lực thu của địa phương, đây có thể là rào cản để doanh nghiệp ngại lớn hơn.
Đại diện Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính phản hồi điều này rằng, cơ quan thuế đang kiểm tra theo tư duy người làm nhiều việc khả năng sai sót càng nhiều, khả năng truy thu càng nhiều.
Theo Thứ trưởng Tuấn, phòng chống tham nhũng, giải quyết vấn đề đạo đức tham nhũng cần có sự thống nhất từ cải cách chính sách.
Ông nhấn mạnh việc giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp, việc tiếp xúc nên diễn ra qua mạng trong vấn đề khai, nộp thuế.
Ngoài ra, việc thanh, kiểm tra giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp cần giải giải quyết những vướng mắc mới.
NGUYỄN THẢO theo BizLive