3 khó khăn doanh nghiệp SME gặp phải khi tham gia thương mại điện tử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Khó khăn lớn nhất mà đa số doanh nghiệp SME gặp phải là chưa nắm bắt được hành vi, tâm lý cũng như xu hướng người dùng, đồng thời chưa biết cách áp dụng các phương pháp, cách thức giao tiếp khách hàng đa kênh - theo Novaon Tech.
Không phải doanh nghiệp doanh nghiệp SME nào cũng đạt được hiệu quả tích cực khi tham gia vào thương mại điện tử.
Không phải doanh nghiệp doanh nghiệp SME nào cũng đạt được hiệu quả tích cực khi tham gia vào thương mại điện tử.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp SME” do Sở Công thương Hà Nội và Novaon Tech phối hợp tổ chức mới đây.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đưa ra nhận định: "Không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nào cũng đạt được hiệu quả tích cực khi tham gia vào thương mại điện tử. Có nhiều nguyên nhân và một trong số đó là chưa có hoặc có chiến lược chưa phù hợp".

Các vị diễn giả, đại biểu tham dự thống nhất rằng, việc ứng dụng TMĐT là rất quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất bán hàng, tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu. Quan trọng nhất, để tiến trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi và thành công, cần có sự quyết tâm, định hướng đúng đắn của những người đứng đầu đơn vị.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đề cập tới những vấn đề, khó khăn còn tồn đọng nội tại. Những câu hỏi về cách thức triển khai tự động hóa marketing; bán hàng đa kênh hiệu quả;... được các đại diện doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Ông Ngô Sỹ Trung - Giám đốc điều hành Novaon Tech - chỉ ra 3 khó khăn doanh nghiệp SME gặp phải khi triển khai thương mại điện tử:

Trước tiên là chiến lược digital marketing, chiến lược truyền thông marketing chưa hiệu quả dẫn đến cách tiếp cận và truyền tải thông điệp đến khách hàng không như mong đợi.

Ông Ngô Sỹ Trung cũng chỉ ra hạn chế của doanh nghiệp SME về quản lý, nguồn nhân lực khi phải đổi mới công nghệ để tự động hóa, số hóa quá trình sản xuất kinh doanh.
Ông Ngô Sỹ Trung cũng chỉ ra hạn chế của doanh nghiệp SME về quản lý, nguồn nhân lực khi phải đổi mới công nghệ để tự động hóa, số hóa quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, hạn chế về mặt kiến thức và kỹ năng trong việc phát triển, sử dụng và quản trị trang web, landing page của công ty và các nền tảng số.

Thứ ba, cũng là khó khăn lớn nhất mà đa số doanh nghiệp SME gặp phải là chưa nắm bắt được hành vi, tâm lý cũng như xu hướng người dùng, đồng thời chưa biết cách áp dụng các phương pháp, cách thức giao tiếp khách hàng đa kênh.

Để khắc phục những điều trên, giúp các doanh nghiệp SME vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để đột phá được doanh thu, ông Trần Trung Kiên - chuyên viên tại Google Premium Partner tại Việt Nam - cho rằng doanh nghiệp SME cần lưu ý đến hành vi, xu hướng tiêu dùng và sử dụng dịch vụ của khách hàng và xác định mục tiêu phát triển trên nền tảng thương mại điện tử.

Trong đó, theo ông Kiên, doanh nghiệp cần xây dựng 3 mục tiêu phát triển tương ứng với 3 giai đoạn phát triển bao gồm:

Giai đoạn bắt đầu cần xác định mục tiêu kinh doanh, tiếp cận và truyền tải thông điệp đến khách hàng như thế nào;

Giai đoạn kết hợp với các chiến lược truyền thông marketing để đẩy nhận diện thương hiệu đến với khách hàng một cách hiệu quả, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, tối ưu chuyển đổi để tương ứng với hành vi của khách hàng trong từng giai đoạn phát triển;

Giai đoạn cuối cùng cần có các giải pháp để chăm sóc khách hàng thông qua các dữ liệu data như số điện thoại, email,... để tối ưu chi phí truyền thông cho doanh nghiệp.

Chia sẻ về các phương pháp và chiến thuật tối ưu website bán hàng TMĐT, ông Tình Nguyễn - Co-founder Ladipage Việt Nam - chỉ ra rằng: “Cá nhân hóa trải nghiệm là một chìa khoá khẳng định sự thành công của các cửa hàng online”.

Theo ông Tình, để cải thiện và gia tăng trải nghiệm khách hàng khi truy cập vào các website, landing page, doanh nghiệp cần cải thiện tốc độ phản hồi và tốc độ tải trang nhanh nhất. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ việc cần có phương pháp giao tiếp khách hàng đa kênh thông qua các công cụ marketing automation.

Các diễn giả thảo luận về việc thích ứng với kinh doanh trên môi trường trực tuyến và tích cực chuyển đổi số để thích nghi.
Các diễn giả thảo luận về việc thích ứng với kinh doanh trên môi trường trực tuyến và tích cực chuyển đổi số để thích nghi.

Tại phiên thảo luận, một chuyên gia cho rằng, để doanh nghiệp SME đạt được mục tiêu phát triển tối đa về doanh thu và thúc đẩy sự phát triển bền vững, cần phân tích kỹ lưỡng các điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài hiện tại. Đồng thời, doanh nghiệp cần thiết lập các phương hướng phát triển đúng đắn, lập kế hoạch dài hạn cho phương hướng kinh doanh và các bước thực hiện.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME cần liên kết thành một chuỗi để tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính khác nhau, đầu tư thêm kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra một nền tảng vận chuyển thương mại điện tử chất lượng cao; tăng cường giám sát các dịch vụ thương mại điện tử và không ngừng cải tiến, tối ưu hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là khâu xây dựng thương hiệu và hiểu rõ quy định của thị trường mục tiêu rất quan trọng trong xác định sự thành bại ngay từ đầu của doanh nghiệp SME khi đưa hàng vào thị trường thương mại điện tử.

Theo thông tin tại Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2022, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang đứng thứ hai Đông Nam Á và dự báo sẽ đạt khoảng 39 tỷ USD vào năm 2025.

Trong quý I/2022, Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với hơn 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị. Tỷ lệ người tiêu dùng thương mại điện tử có xu hướng tăng cao, với 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Thống kê của Amazon Global Selling Việt Nam, năm 2021, số lượng doanh nghiệp SME Việt Nam có doanh số 100.000 USD trên Amazon tăng 18%, số lượng có doanh số 500.000 USD tăng 53%; số sản phẩm được bán tăng 34%.