|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 16,58 tỷ USD, tăng 2,8%, tương ứng tăng 451 triệu USD so với tháng trước; nhập khẩu đạt gần 17,08 tỷ USD, tăng 4,3% tương ứng tăng 702 triệu USD.
Tính đến hết 12 tháng/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,74 tỷ USD, tăng 7,1%, tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9%, tương ứng tăng gần 14,62 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12/2016 thâm hụt 494 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại của cả năm 2016 còn hơn 2,52 tỷ USD.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006-2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch hơn 20,94 tỷ USD, giảm 0,7%, tương ứng giảm 145 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 11,47 tỷ USD, giảm 1,2% (tương ứng giảm 139 triệu USD); kim ngạch nhập khẩu đạt gần 9,48 tỷ USD, giảm 0,1% (tương ứng giảm 6 triệu USD).
Tính đến hết năm 2016 xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 226,21 tỷ USD, tăng 8,9%, tương ứng tăng gần 18,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gần 123,93 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 13,37 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu là hơn 102,28 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng gần 5,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2016 thặng dư hơn 1,99 tỷ USD, đưa mức thặng dư của khối này trong 12 tháng/2016 lên hơn 21,64 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nổi bật như: thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%; ...
Thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; Thị trường Châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; Châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.
Biểu đồ 2: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thị trường nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 vẫn chủ yếu tập trung tại Châu Á với kim ngạch hơn 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,93 tỷ USD, tăng 0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7%; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 32,03 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm tỷ trọng 18,4%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 15,03 tỷ USD, tăng 4,7%, chiếm tỷ trọng 8,6%;...
Châu Mỹ là thị trường Nhật khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Châu Âu đạt kim ngạch gần 13,43 tỷ USD, tăng 9,5%. Trong đó thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 11,07 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 6,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Biểu đồ 3: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hàng hóa xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),...
Biểu đồ 4: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện trong tháng 12/2016 đạt gần 2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2016 đạt gần 34,32 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: thị trường EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 4,3 tỷ USD, tăng 55,5%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt kim ngạch 3,83 tỷ USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần 2,27 tỷ USD, tăng 6,2%; ...
Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may tháng 12/2016 đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 21,1% so với tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả năm 2016 đạt hơn 23,84 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong năm 2016 lớn nhất là Hoa Kỳ với kim ngạch hơn 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 3,56 tỷ USD, tăng 2,7%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 2,9 tỷ USD, tăng 4,2%; ...
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,86 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2016 đạt 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước tương đương tăng 3,35 tỷ USD.
Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm với 4,1 tỷ USD, tăng 47,2%; tiếp theo là EU đạt 3,73 tỷ USD, tăng 16,5%; sang Hoa Kỳ đạt 2,89 tỷ USD, tăng 2,05%; sang Hà Lan đạt 1,75 tỷ USD, tăng mạnh 53,5%...so với năm trước.
Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam trong tháng 12 năm 2016 gần 1,34 tỷ USD,tăng 9,7%. Qua đó đưa kim ngạch cả năm của nhóm hàng này đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước,
Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 4,48 tỷ USD tăng gần 10%, sang EU đạt 4,22 tỷ USD tăng 3,51%; sang Trung Quốc đạt 905 triệu USD tăng 20%... so với năm 2015.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,03 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 10,14 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác từ Việt Nam năm 2016 chủ yếu được xuất khẩu sang: Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,13 tỷ USD, tăng 27,2%; Nhật Bản đạt hơn 1,56 tỷ USD, tăng 10,9%; thị trường EU (28 nước) đạt hơn 1,29 tỷ USD, tăng 29,4%; ....
Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản tháng 12/2016 đạt 657 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4%, tương ứng tăng 484 triệu USD so với năm trước
Hàng thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%; sang EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,6%; sang Nhật Bản 1,1 tỷ USD, tăng 6,2%; sang Trung Quốc đạt 685 triệu USD, tăng 53%...
Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt 749 triệu USD, tăng 18,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm này đạt gần 6,97 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2016 chủ yếu sang: thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,83 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường Nhật Bản đạt 981 triệu USD; giảm 5,9%; ...
Hàng nông sản (gồm các nhóm hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo): Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch gần 1,1 tỷ USD. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2016 đạt hơn 12,45 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu từ các thị trường sau: Thị trường Trung Quốc với gần 3,13 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với hơn 2,59 tỷ USD, tăng 16,2%; Hoa Kỳ đạt hơn 1,87 tỷ USD, tăng 25,2%; ....
Biểu đồ 5: Các thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2016
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Than đá: Xuất khẩu than đá tháng 12/2016 đạt 284 nghìn tấn, tị giá 37 triệu USD, tăng 72,5% về lượng và 74,1% về giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm 2016 đạt gần 1,28 triệu tấn, trị giá 141 triệu USD; giảm 27% về lượng và 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường nhập khẩu than đá từ Việt Nam năm 2016 như: Nhật Bản với kim ngạch 675 nghìn tấn, trị giá 65 triệu USD; tăng 5,4% về lượng và giảm 7,8% về trị giá; thị trường Malysia với 103 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD; tăng 105,4% về lượng và 174,6% về trị giá; ....
Hàng hóa nhập khẩu
Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 110,78 tỷ USD, chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (hơn 28,37 tỷ USD) tiếp theo là là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 27,87 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải các loại (hơn 10,48 tỷ USD)...
Biểu đồ 6: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016
Nguồn: Tổng cục hải quan
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt gần 3,07 tỷ USD, tăng 12,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trở thành nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất.
Các thị trường cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ USD, tăng 14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%; ....
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt gần 2,51 tỷ USD, giảm 0,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 27,87 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2016 máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn Quốc với kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%; Đài Loan đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%; Nhật Bản đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng 23,7%; ...
Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu trong tháng của nhóm hàng này đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 6,14 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 3,58 tỷ USD, tăng 18,4%; ...
Nguyên phụ liệu (bao gồm: vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; xơ, sợi dệt cá lại; bông các loại): Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu trong tháng đạt gần 1,68 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cả năm đạt gần 18,82 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,3%; ...
Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,52 triệu tấn, trị giá 771 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và 8,2% về trị giá so với tháng trước. Qua đó đưa lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong năm 2016 đạt gần 18,37 triệu tấn, trị giá gần 4,81 tỷ USD, tăng 26,7% về lượng và 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về trị giá so với năm trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn, trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và 6,4% về trị giá; Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 3,16% về lượng và giảm 3,37% về trị giá; ...
Xăng dầu các loại: Nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng đạt gần 1,34 triệu tấn; trị giá 668 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và 36,1% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm 2016 đạt gần 11,86 triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng, tuy nhiên giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với hơn 1,5 triệu tấn, trị giá 638 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với hơn 1,04 triệu tấn, trị giá 451 triệu USD, giảm 40,3% về lượng và 51% về trị giá;...