Cụ thể, nếu bạn càng ít xem ảnh bạn bè và người quen thời học sinh, bạn sẽ càng giảm được khả năng bị trầm cảm và cô đơn.
Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Xã hội và Lâm sàng. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa sử dụng truyền thông xã hội và và vấn đề sức khỏe. Hầu hết các nghiên cứu trước đây về chủ đề này chỉ cho thấy mối tương quan giữa hai yếu tố nói trên.
Các nhà khoa học đã khảo sát 143 sinh viên Đại học trong hai học kỳ. Các sinh viên được hướng dẫn giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook, Snapchat và Instagram chỉ 30 phút mỗi ngày, 10 phút mỗi nền tảng. Một số sinh viên khác được đưa vào nhóm đặc biệt, nơi họ có thể thoải mái dùng mạng xã hội theo thói quen.
Sau 3 tuần, các sinh viên phải trả lời các câu hỏi để đánh giá sức khỏe tâm thần của mình trong 7 lĩnh vực khác nhau, bao gồm: hỗ trợ xã hội, sợ bị bỏ rơi (còn gọi là FOMO), cô đơn, tự chủ và tự chấp nhận, lo lắng, trầm cảm và tự trọng.
Bà Melissa Hunt, Trưởng nhóm nghiên cứu nói với tờ Science Daily rằng: “Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ít đi, bạn sẽ giảm nguy cơ trầm cảm và cô đơn. Qua nghiên cứu nhiều đối tượng, chúng tôi đã thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần. Đây chính là mấu chốt của vấn đề”.