1. Trứng luộc
Trứng là nguồn cung cấp protein an toàn, vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên loại trừ loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn.
2. Salad rau mầm
Các loại rau mầm, nhất là rau mầm từ đậu là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Khi trộn salad, bạn có thể bổ sung thêm một số loại rau và trái cây tươi như cà chua và dưa chuột để tăng hương vị cho món ăn.
Ảnh: NDTV Food
|
3. Sữa chua hoa quả
Sữa chua là loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ bổ sung hệ men vi sinh tốt cho đường ruột. Đường ruột khỏe mạnh góp phần giúp bệnh nhân kiểm soát tốt hơn chế độ ăn uống. Bạn có thể kết hợp sữa chua với trái cây theo mùa để thay đổi khẩu vị hàng ngày.
4. Cháo yến mạch
Yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ và protein dồi dào, đồng thời chứa ít tinh bột. Bạn có thể xay nhuyễn yến mạch để nấu cháo, kết hợp với các loại rau quả, bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Ảnh: NDTV Food
|
5. Kiều mạch
Loại hạt này được ví là “siêu thực phẩm” với lượng chất xơ cao và lượng đường thấp. Các món nhẹ chế biến từ kiều mạch giúp bạn thay đổi khẩu vị khi thiết lập chế độ ăn kiêng.
6. Bánh đậu xanh kết hợp với cà rốt
Chất xơ trong đậu xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp lượng đường trong máu của bạn luôn đảm bảo mức ổn định. Bạn có thể bổ sung thêm cà rốt giàu vitamin A để món ăn thêm màu sắc và hấp dẫn hơn.
7. Bánh từ hạt Ragi
Ragi là một loại hạt kê, có hàm lượng protein và khoáng chất cao, đặc biệt phù hợp với người ăn chay. Bánh làm từ hạt này có thể giúp người bị tiểu đường bổ sung thêm dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến đường huyết.
Ảnh: NDTV Food
|
8. Bánh quy từ yến mạch và quế
Bánh quy thông thường chứa hàm lượng đường cao. Với yến mạch, bạn có thể làm bánh quy, thêm quế để tăng hương vị và thưởng thức như món ăn vặt hàng ngày.
9. Hạnh nhân
Hạnh nhân kết hợp với một số loại hạt khác như hạt lanh, hạt chia… hay rau củ như bí ngô có thể tạo ra hỗn hợp ít đường, giàu chất dinh dưỡng để ăn khi đói.
10. Bánh bí ngô và bắp cải
Món bánh này có thể chế biến bằng cách nướng hoặc chiên không dầu. Không chỉ “thân thiện” với bệnh tiểu đường, sự kết hợp này còn hỗ trợ giảm cân.
Ảnh: NDTV Food
|
11. Bánh đậu xanh và rau chân vịt
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, đây là món ăn sáng lý tưởng thay thế các loại tinh bột khác.
12. Kết hợp nhiều loại rau củ
Sự kết hợp giữa nhiều loại rau củ theo mùa có thể giúp cân bằng chế độ ăn, đồng thời bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể.
13. Bánh mì nướng bơ
Bạn có thể dùng quả bơ thay thế cho các loại bơ động vật khi ăn kèm với bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
Ảnh: NDTV Food
|
14. Bánh quy giòn từ hạt ragi và yến mạch
Thay thế cho những chiếc bánh quy nhiều đường, ragi và yến mạch là hai nguyên liệu phù hợp để chế biến bánh quy ăn kiêng cho người tiểu đường.
15. Ngũ cốc sấy khô tẩm gia vị
Các loại cơm hoặc bánh mì có thể chứa hàm lượng đường cao. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại hạt ít tinh bột để chế biến thành món ăn vặt hàng ngày.
Theo NDTV Food