|
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 1.529 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.334 đồng sau 10 tháng, tăng 5% so với 10 tháng năm 2015.
Đại diện của FPT cho hay, định hướng toàn cầu hóa tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Cụ thể, sau 10 tháng, thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận kết quả khả quan với 4.720 tỷ đồng doanh thu, tăng 28% và 713 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 39% so với cùng kỳ.
Vài ngày trước, công ty phần mềm FPT (FPT Software) đã chạm mốc doanh thu 200 triệu USD (tính tới thời điểm hiện tại của năm 2016). Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm 50%, Chủ tịch FPT Software, Hoàng Nam Tiến cho biết.
Được biết, hiện tại nhiều tập đoàn công nghệ tại Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu rất lớn, song để đạt những con số đó, họ phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập linh kiện… Còn theo ông Tiến, trong mỗi 1 USD phần mềm xuất khẩu thì công sức của người Việt đóng góp 84-86%. Vì vậy, việc doanh thu của FPT đạt hơn 200 triệu USD một lần nữa khẳng định trí tuệ của người Việt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Vào cuối tháng 10/2016, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức công bố danh sách và ra mắt ấn phẩm đặc biệt “50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2016”. Theo đó, FPT Software dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.
Ngoài phần mềm, phía FPT Software cũng đang hợp tác với các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực như điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT)...