|
Đêm 3/10, Israel oanh kích dữ dội Beirut, khiến tình hình căng thẳng ở Trung Đông leo thang (Ảnh: AFP) |
Đã một năm kể từ khi cuộc chiến Israel-Hamas nổ ra vào ngày 7/10 năm ngoái, tình hình căng thẳng ở Trung Đông không những không dịu bớt mà ngày càng leo thang. Israel đã phát động chiến tranh trên nhiều mặt trận với các nhóm vũ trang được và Iran hậu thuẫn.
Các cuộc không kích dữ dội gần đây do quân đội Israel thực hiện nhằm vào Hezbollah ở Lebanon đã giết chết thủ lĩnh Hassan Nasrallah và nhiều chỉ huy của Hezbollah. Để trả đũa, Iran hôm 1/10 đã phóng khoảng 200 tên lửa vào Israel, khiến căng thẳng ở Trung Đông leo thang nghiêm trọng. Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố sẽ hành động trả đũa mạnh mẽ nhằm vào Iran.
Tổng thống Joe Biden hôm 3/10 cho biết Mỹ đang thảo luận về khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran. Bình luận này của ông Biden đã lập tức khiến giá dầu tăng 5%.
Sau khi thực hiện các cuộc không kích dữ dội vào Lebanon trong hai tuần qua, Israel hiện đã đưa quân vào miền nam Lebanon và tiến hành các cuộc giao tranh ác liệt. Quân đội Israel cho biết họ đã tấn công trụ sở tình báo của Hezbollah ở Beirut hôm 3/10. Hezbollah cũng phóng một lượng lớn rocket vào Israel vào ngày hôm đó.
Tác động tới nền kinh tế toàn cầu
Ngoại trừ các khu vực xung quanh nơi xảy ra xung đột, nó ít ảnh hưởng đến các khu vực khác. Tác động chính chỉ giới hạn ở thị trường tài chính, khi các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của họ bằng cách trú ẩn tài sản an toàn.
Đồng đô la Mỹ (USD) đã được hưởng lợi kể từ khi Iran tiến hành cuộc tấn công tên lửa đạn đạo vào Israel: chỉ số USD, đo lường đồng bạc xanh so với đồng euro, yên và bốn loại tiền tệ chính khác, đang giao dịch ở mức cao nhất trong ba tuần gần đây.
Giá dầu tăng hôm 3/10 do lo ngại rằng một cuộc xung đột rộng hơn có thể làm gián đoạn dòng dầu thô từ khu vực này. Ví dụ, nếu Israel chọn tấn công trả đũa vào các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran, điều này có thể khiến Iran trả đũa. Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ 7 thế giới và xuất khẩu khoảng một nửa sản lượng ra nước ngoài, chủ yếu sang Trung Quốc.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu cuộc xung đột này có dẫn đến giá dầu tăng liên tục cho người tiêu dùng hay không. Các nhà phân tích chỉ ra rằng lượng dầu thô dự trữ của Mỹ rất lớn, trong khi các nước sản xuất dầu thuộc OPEC có đủ năng lực dự phòng để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn nguồn cung dầu thô, ít nhất là trong thời gian ngắn.
Các nhà hoạch định phản ứng thế nào?
Các ngân hàng trung ương đã nhấn mạnh rằng công việc của họ là nhìn xa hơn những cú sốc kinh tế đơn lẻ không thể đoán trước, thay vào đó tập trung vào các xu hướng tiềm tại sâu xa hơn. Nhưng họ cũng không thể hoàn toàn bỏ qua các sự kiện địa chính trị.
Thống đốc Ngân hàng Anh (BOE) Andrew Bailey nói với The Guardian rằng nếu áp lực lạm phát tiếp tục suy giảm, các ngân hàng trung ương có thể có hành động tích cực hơn để cắt giảm lãi suất. Điều này cho thấy các ngân hàng trung ương hiện không coi cuộc xung đột ở Trung Đông là mối đe dọa đáng kể đối với nỗ lực kiềm chế lạm phát của họ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbank) Per Jansson cũng đưa ra thông điệp tương tự rằng tác động của xung đột ở Trung Đông là chưa đủ để điều chỉnh dự báo kinh tế.
Ông Andrew Bailey cho biết nếu nếu tình hình tiếp tục leo thang, xung đột có thể đẩy giá dầu lên cao hơn.
Hôm 3/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sự leo thang xung đột ở Trung Đông có thể tác động rất lớn đến kinh tế Trung Đông và toàn cầu, dự kiến GDP của Dải Gaza trong nửa đầu năm nay sẽ giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái và GDP của Bờ Tây sông Jordan trong nửa đầu năm nay sẽ giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, tình hình kinh tế của Israel trong nửa đầu năm nay cũng không lạc quan. Đồng thời, cuộc xung đột cũng gây ra thiệt hại lớn cho Lebanon.
IMF cho biết, xung đột ở Trung Đông đã khiến giá dầu, giá lương thực tăng cao, đồng thời các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi vào tàu thương mại trên Biển Đỏ cũng khiến giá thành vận chuyển hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế toàn cầu.
IMF cho rằng xung đột leo thang ở Trung Đông có thể tác động mạnh đến khu vực và nền kinh tế toàn cầu, nhưng giá hàng hóa vẫn ở dưới mức cao nhất của năm ngoái. Người phát ngôn IMF Julie Kozack nói, hiện còn quá sớm để dự đoán tác động cụ thể tới nền kinh tế toàn cầu.
Khi nào thì hiệu ứng sẽ trở nên rõ ràng hơn?
Giá dầu thô Brent giao tương lai hiện ở mức khoảng 75 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức 84 USD/thùng gần một năm trước khi Hamas tấn công Israel ngày 7/10/2023 và thấp hơn nhiều so với mức 130 USD/thùng vào tháng 2/2022 sau khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine.
EU sẽ đối mặt với rủi ro do giá dầu tăng vì không giống như Mỹ, các nước này không có sản lượng dầu lớn trong nước. Nhưng dù như vậy, các nhà hoạch định chính sách ước tính rằng giá cả cần phải tăng liên tục ở mức 10% để đẩy lạm phát lên 0,1 điểm phần trăm.
Nếu một cuộc chiến tranh tổng lực xảy ra dẫn đến các cuộc tấn công rộng hơn vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Trung Đông và vùng Vịnh, kết hợp với sự gián đoạn hơn nữa các tuyến vận tải thương mại qua Biển Đỏ, thì tác động kinh tế sẽ rõ rệt hơn.
Oxford Economics (Viện nghiên cứu Kinh tế Oxford) ước tính kịch bản như vậy sẽ khiến giá dầu tăng vọt lên 130 USD/thùng và làm mức tăng trưởng sản lượng toàn cầu giảm đi 0,4 điểm phần trăm trong năm tới. IMF hiện cho rằng mức tăng trưởng sản lượng toàn cầu trong năm tới sẽ vào khoảng 3,3%.
Israel có thể đơn độc phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran không?
Iran trần trụi trước đòn trả đũa của Israel, sau khi các đồng minh chịu tổn thất lớn
Quân đội Israel tuyên bố tiêu diệt "Giám đốc truyền thông" của Hezbollah
Theo Thepaper, Epochtimes