|
Lúc 11h32 sáng 30/10/1961, quả bom vua được thả khỏi máy bay Tu-95 ở độ cao 10,5 km và rơi từ từ xuống bằng dù, làm giảm tốc độ rơi để đội máy bay có thể thoát ra khu vực an toàn. Họ chỉ có 188 giây.
Ba phút sau, khi cách mặt đất 4 km, quả vua bom phát nổ, tạo ra một quả cầu lửa chói loà có đường kính gần 8 km và một đám mây hình nấm cao 72 km, vào tận tầng bình lưu.
Tsar Bomba – Vụ nổ bom “khủng” nhất lịch sử loài người.
Vụ nổ này được ghi nhận tạo ra chấn động mạnh 5 độ Richter. Ánh sáng của vụ nổ có thể nhìn thấy từ xa 1.000 km, các sóng xung kích từ vụ nổ đã lan đi vòng quanh trái đất ba lần, và làm nứt cửa sổ của một số nhà cửa ở Na Uy và Phần Lan cách đó 900 km. Còn các tòa nhà tại thị trấn bị bỏ hoang Severny ở bãi thử nghiệm đều bị san bằng trong phạm vi 55 km.
Theo kế hoạch phát triển ban đầu của Liên Xô, quả bom thậm chí còn được thiết kế để có đương lượng nổ khoảng 100 mêga tấn TNT; tuy nhiên, đương lượng nổ đã được giảm đi một nửa để giới hạn khối lượng bị phóng xạ sẽ phát tán.
Đến bây giờ, Tsar Bomba vẫn là vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ và cũng đồng thời là thiết bị nổ mạnh nhất mà con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.
N.S