|
VAMC được kì vọng tiếp tục hoàn thiện cơ chế và tăng tốc xử lý, thu hồi nợ xấu đã mua. |
Hoạt động của VAMC có nhiều tiến triển như vốn điều lệ của VAMC tăng lên 2.000 tỉ đồng và việc thông tư 14 mở đường cho VAMC mua bán nợ theo giá thị trường kể từ ngày 1/10/2015
Việc thu mua nợ xấu của VAMC diễn ra rất thuận lợi trong 9 tháng đầu năm và đặc biệt trong quý 3, do hạn chót 30/9/2015 mà NHNN đề ra để các NHTM đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Các chỉ tiêu về giá trị nợ xấu đã mua, lượng trái phiếu đặc biệt phát hành đều vượt kế hoạch tương ứng là 100.000 tỷ và 80.000 tỉ.
Tuy nhiên các chuyên gia của VCBS cảnh báo mặc dù tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC vượt kế hoạch 2015 nhưng vẫn khiêm tốn so với con số 9,6% nợ được thu hồi. Vấn đề “cục máu đông nợ xấu” nổi cộm nhất ở việc VAMC vẫn chưa có đủ thẩm quyền để xử lý tài sản đảm bảo nếu trong trường hợp chủ tài sản cố tình chây ỳ, trốn nợ. Ngoài ra các vấn đề liên quan đến hiện quyền chủ nợ (hạn chế theo Luật Đất đai), quyền kế thừa nghĩa vụ về tố tụng (Luật Dân sự 2004 không quy định) cũng đang cản trở hoạt động của VAMC. Ghời gian để bán tài sản đảm bảo của một khoản nợ có thể lên đến 4 tháng, chi phí thực hiện cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ. Quyền và trách nhiệm của bên mua nợ, bán nợ và xử lý nợ chưa được quy định rõ và chưa có cơ sở pháp lý để định giá các khoản nợ. VCBS kỳ vọng các cơ chế, thẩm quyền hoạt động của VAMC sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Theo đó, với việc tập trung xử lý nợ, VCBS dự báo VAMC sẽ vượt kế hoạch thu hồi 20% nợ đã mua đến năm 2016, đạt khoảng 35.000-45.000 tỉ đồng riêng năm 2016 (số lũy kế tương đương khoảng 24-26% nợ đã mua).
Theo Lao Động