Virus HPV là một nhóm với 200 loại virus liên quan, trong đó hơn 40 loại lây qua đường tình dục. HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến, chủ yếu lây qua đường hậu môn, âm đạo hoặc miệng. Đây là nguyên nhân hàng đầu trên thế giới gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
Nhiều trường hợp nhiễm virus HPV không cần điều trị. Trong trường hợp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tính mạng, cần phải điều trị xâm lấn. Việc điều trị phụ thuộc vào loại virus xâm nhập và tác động vào cơ thể. Do đó, tốt hơn hết, bạn nên tiêm vaccin ngăn ngừa virus HPV để bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm.
Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm virus HPV, việc tiêm vaccin sẽ không còn có tác dụng ngăn ngừa hay điều trị. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus khác.
Các nghiên cứu và thực tế cho thấy vaccin HPV có thể ngăn ngừa đến 70% nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, 80% ung thư hậu môn, 60% ung thư âm đạo, 40% ung thư âm hộ. Ngoài ra, nó còn có thể ngăn ngừa ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục.
HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến (STI). Ảnh: Womenhealthlines
|
Tiêm vaccin HPV ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phụ nữ tiêm vaccin HPV trước khi quan hệ tình dục sẽ ngăn ngừa được bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ.
Bên cạnh đó, những người trong độ tuổi từ 9 đến 45 nên tiêm chủng ngừa HPV để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mụn cóc ở bộ phận sinh dục và ung thư, đặc biệt là các bé gái và phụ nữ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo:
- Phụ nữ và trẻ em nên tiêm vaccin ngừa HPV trước 26 tuổi để đạt hiệu quả ngừa bệnh cao nhất. Nam giới cũng nên tiêm vaccin HPV để ngăn ngừa một số bệnh tình dục.
- Trẻ em từ 11 hoặc 12 tuổi nên tiêm hai mũi vaccin HPV cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Nếu hai mũi tiêm cách nhau dưới 5 tháng, cần tiêm thêm mũi thứ ba.
- Thanh thiếu niên tiêm vaccin HPV từ 15 tuổi trở lên cần phải tiêm ba liều trong vòng 6 tháng.
- Người đã tiêm đầy đủ các mũi vaccin HPV, không cần phải tiêm thêm bất kỳ liều nào.
- Phụ nữ mang thai hoặc những người có vấn đề về sức khỏe không nên tiêm vaccin HPV. Đồng thời, người dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccin hoặc liều vaccin trước đó, không nên tiếp tục tiêm vaccin.
Vaccin HPV không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Hầu hết mọi người sau khi tiêm vaccin HPV sẽ bị sưng tại vị trí tiêm, đôi khi chóng mặt, buồn nôn.
Cơ chế hoạt động của vaccin HPV
Các vaccin hoạt động theo cơ thế kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể liên kết với virus HPV, ngăn chặn sự phát triển và lây nhiễm vào các tế bào. Vaccin HPV có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sự hình thành, phát triển và nhiễm trùng đối với các loại virus, đặc biệt là tiêm trước khi quan hệ tình dục.
(Theo Boldsky)