Mở rộng NATO, không thèm đếm xỉa đến lợi ích lịch sử của Moscow tại vùng Balkan, triệt hạ đồng minh Serbia, tài trợ cho "những cuộc cách mạng màu" giúp những chính phủ bài Nga tăng sức mạnh dọc biên giới Nga, tuyên bố ý định tuyển mộ Gruzia và Ukraine vào một liên minh chống lại Nga và cuối cùng lộ liễu chống lưng cho các cuộc cách mạng đường phố chống lại tham nhũng nhưng lại hất cẳng những nhà lãnh đạo được dân bầu vì thân Nga, khiến Nga coi những hành động này là thù địch. Có thể dễ dàng hình dung những hành động của Washington qua các sự kiện tương tự tại Canada và Mexico.
Sự trả đũa của Nga nhìn có vẻ phi lý nhưng hiệu quả và quan trọng nhất là có giới hạn. Moscow đã chấp nhận bị trừng phạt, cô lập để lấy lại Crimea, phần lãnh thổ của Ukraine với dân số chủ yếu nói tiếng Nga. Nga bị Mỹ và phương Tây cáo buộc chống lưng cho những nhóm ly khai tại Đông Ukraine với hy vọng lấy lại được vùng lãnh thổ xưa cũ hoặc đơn thuần chỉ để "đả thương" Kiev.
Phản ứng của một vài nước phương Tây rất kích động, họ nghĩ tới Nga sẽ tiến hành một cuộc chiến chớp nhoáng tại Ukraine, xâm chiếm đất nước này. Các nước vùng Baltic nghĩ họ sẽ là những mục tiêu tiếp theo. Ba Lan vẫn nhớ những cuộc xung đột với Moscow ở thế kỷ 20. Ít nhất những nhà quan sát đưa Phần Lan thành mục tiêu tiềm năng của Moscow. Những nước khác lo lắng về việc Nga sẽ đe dọa tới các nước đồng minh, tới những đường biên giới và thách thức với trật tự châu Âu. Nhiều người lo lắng về những cuộc chiến có thể xảy ra để lập lại một đất nước Liên Xô và Nga sẽ tấn công phương Tây.
Nhưng không có điều gì trong những lo lắng trên xảy ra. Mỹ và NATO chỉ có những lệnh trừng phạt kinh tế và triển khai quân sự rất hạn chế. Sự trợ giúp với Ukraine không bao gồm những vũ khí hủy diệt. Và tổng thống Putin cũng không có ý định khởi động một cuộc Thế chiến III. Thay vào đó, ông tận dụng tốt cơ hội để nắm lấy Crimea, mảnh đất gắn bó mật thiết với Moscow, bảo vệ căn cứ quân sự lớn ở Biển Đen và tạo ra một cuộc xung đột "đóng băng" tại Donbass, ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO. Những hành động của Nga tại đây có thể gây ra thêm rắc rối cho Mỹ.
Chính sách của Nga không làm hài lòng Mỹ và châu Âu nhưng nó chỉ ngăn chặn các nước đồng minh phương Tây chạm vào những gì không thuộc lợi ích của họ: tạo ra một lỗ hổng về an ninh trong NATO. Ngay cả trước 2014, Ukraine đã là nước có nền kinh tế và chính trị không ổn định. Sự tự do của Ukraine ảnh hưởng rất ít tới an ninh của phương Tây. Nhưng nếu gia nhập NATO, tất cả những xung đột tiềm tàng, những tranh cãi với Nga - một cường quốc hạt nhân sẽ được mở rộng.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố "tăng khả năng phòng thủ" của Ukraine, điều này cũng không thể khiến cuộc xung đột leo thang đủ nghiêm trọng để cho Nga phải rút lui. Chế độ của ông Putin đã giữ tốt những thành quả của họ tại Ukraine hơn là người Mỹ làm. Moscow cũng có khả năng leo thang chiến tranh tốt hơn và sẵn sàng trả giá cao hơn phương Tây. Ông Putin cho thấy sự vượt trội hơn về mặt lợi ích, về địa chính trị và sử ủng hộ của phần đông dân số. Với Ukraine, thêm vũ khí chỉ có nghĩa là thêm chiến tranh với những lợi ích đạt được rất nhỏ.
Cung cấp các vũ khí hủy diệt cũng sẽ khích lệ người Ukraine leo thang chiến tranh hơn là ngồi vào bàn đàm phán. Mỹ chính thức công bố các vũ khí này là để nâng cao khả năng phòng thủ nhưng để đánh giá điều này rất khhó. Tướng Joseph Dunford - chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói rằng "khả năng chống lại những chiếc xe thiết giáp sẽ là yếu tố cần thiết để họ tự bảo vệ chính mình". Điều này có thể đúng nhưng khả năng chống tăng cũng đồng nghĩa với việc họ có thể sử dụng chúng để tấn công hơn là phòng thủ. Có rất ít hoạt động quân sự trên chiến trường Donbass trong hai năm vừa qua. Những vũ khí mới của Mỹ sẽ không hữu dụng để giữ nguyên tình trạng này mà còn có thể đẩy Ukraine quyết định tiến hành một giải pháp quân sự.
Kiev muốn một thỏa thuận hòa bình hay sẽ chiến đấu? Michael Carpenter - thứ trưởng Quốc phòng Mỹ thời Obama nói "cung cấp vũ khí sẽ là một thúc đẩy to lớn hỗ trợ cho Ukraine". Moscow không quan ngại về khả năng quân sự của Kiev. Họ chỉ lo lắng về việc Mỹ và châu Âu tuyên bố ý định kết nạp Ukraine vào NATO. Mỹ càng hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Moscow càng có động lực để tiếp tục giữ cho xung đột leo thang. Nga cũng có những cơ hội để gây hại cho lợi ích của Mỹ. Phó Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov tuyên bố: "Mỹ đã vượt quá giới hạn" và "có thể sẽ xuất hiện những nạn nhân mới ở một đất nước là láng giềng của chúng ta... Mỹ là thủ phạm trong việc kích động chiến tranh".
Nga rất có thể sẽ hỗ trợ, bán vũ khí, hậu thuẫn về mặt chính trị, giúp đỡ về kinh tế, cản trở những hoạt động của Mỹ. Những nước như Afghanistan, Cuba, Ai Cập, Iran, Triều Tiên, Syria và Venezuela đều là những nơi Nga có thể trả đũa Mỹ. Moscow cũng có thể từ chối gia tăng những lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng hay cung cấp hệ thống chống tên lửa S-400 cho họ.
Mặc dù Moscow có những lợi ích rất hạn chế, chính trị đòi hỏi một sự trả đũa mạnh mẽ. Ông Putin đang tranh cử nhưng sẽ có ít sự ủng hộ hơn do nền kinh tế yếu kém. Chủ nghĩa dân tộc là một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của ông. Và một cuột tấn công của Mỹ vào những lợi ích của Nga sẽ giúp ông có sự ủng hộ to lớn của người dân.
Một điều đáng lưu ý nữa là tình trạng mong manh của đất nước Ukraine. Bất ổn nội bộ của Kiev còn quan trọng hơn áp lực của Nga. Chính phủ bất hòa bởi sự chia rẽ Đông và Tây, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít mới, tư tưởng chính trị bè phái, nền kinh tế khánh kiệt và nạn tham nhũng tràn lan. Ví dụ như việc cựu tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili leo lên hàng ngũ đứng đầu, bị bắt rồi lại được giải cứu, tổ chức biểu tình chống lại tổng thống Petro Poroshenko. Kiev không phải là một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ trong việc chống lại người hàng xóm có vũ khí hạt nhân.
Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng cần đàm phán với Nga để giảm leo thang xung đột bằng cách lấy lại đề nghị gia nhập NATO với Ukraine và Gruzia. Thực tế việc mở rộng liên minh NATO không phải là lợi ích của Mỹ. Luxembourg là nước được hy vọng sẽ đảm bảo những cam kết về phòng tuyến của NATO. Và cả Kiev hay Tbilisi đều không thể gánh được mối nguy chiến tranh với một cường quốc hạt nhân. Việc loại bỏ khả năng Ukraine hay Gruzia gia nhập NATO sẽ làm giảm động cơ của Moscow tiếp tục tình trạng xung đột đóng băng tại Donbass. Điều này cũng tạo ra khả năng giảm chạy đua vũ trang ở cả hai bên đặc biệt là Ba Lan và những nước vùng Baltic.
Washington và Moscow không có quyền lợi lớn về an ninh khi xung đột với nhau đặc biệt là tại Ukraine. Thay vì việc biến một vấn đề thuộc ngoại vi an ninh thành một cuộc va chạm quân sự tiềm tàng với Moscow, Washinton nên tìm kiếm cách "rút chân" khỏi Ukraine để Nga có thể chấp nhận tình trạng toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Moscow có thể không đồng ý nhưng chính quyền của ông Trump sẽ không thể biết được nếu không hành động. Ngay tại thời điểm này, Washington còn chưa thèm quan tâm tới việc thử làm điều đó.