Ukraine có thể đã bán “đoàn tàu tử thần” cho Trung Quốc

VietTimes -- Ngày 27.01.2017 hãng tin Nga Voyennyy paritet dẫn nguồn từ bản báo cáo của trường đại học Mỹ Georgetown cho rằng, Trung Quốc đã mua lại của Ukraine đoàn tàu hỏa mang tên lửa đạn đạo. Trang tin PG Nga cho rằng, không loại trừ khả năng Kiev đã bán cho Bắc Kinh đoàn tàu hỏa tên lửa thử nghiệm của Liên Xô cũ. 
Tên lửa đạn đạo chuẩn bị phóng từ đoàn tàu số 0 trên sân ga
Tên lửa đạn đạo chuẩn bị phóng từ đoàn tàu số 0 trên sân ga

Ngày 02.01.2015, tổng thống Mỹ Barack Obama ký đạo luật phát triển khái niệm mới về an ninh quốc gia, ra lệnh cho cơ quan chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) đến ngày 15.08 đệ trình bản báo cáo về "mạng lưới đường hầm dưới lòng đất ở Trung Quốc và những khả năng quân đội Mỹ, sử dụng tiềm lực vũ khí thông thường và hạt nhân nhằm vô hiệu hóa các đường hầm này, phá hủy những gì được lưu giữ trong đường hầm".

Trước đó, một nhóm các chuyên gia tại trường Đại học Georgetown, do Phillip Kärber dẫn đầu tiến hành một nghiên cứu kéo dài ba năm để xác định các tổ hợp đường hầm cơ động di chuyển và lưu trữ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, cho rằng hệ thống đường hầm này có thể có chiều dài đến 3.000 km .

Năm 2011, trong báo cáo về "ý nghĩa chiến lược Vạn Lý Trường Thành ngầm của Trung Quốc» (Strategic Implications of China's Underground Great Wall), nhóm chuyên gia trường đại học Georgetown của Phillip Kärber đưa ra kết luận rằng, số liệu các đầu đạn hạt nhân theo đánh giá của tình báo Mỹ về kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc là không chính xác. 

Phillip Kärber ước tính rằng Trung Quốc có thể có hơn 3.000 đầu đạn hạt nhân được giấu trong các đường hầm. Tình báo Mỹ tin tưởng rằng Trung Quốc chỉ sở hữu khoảng 300 đầu đạn hạt nhân.

Cũng theo bản báo cáo của trường Đại học Georgetown, Trung Quốc có khả năng đã mua đoàn tàu hỏa tên lửa đạn đạo thử nghiệm BZHRK Molodets của Liên Xô cũ, từng có trong biên chế của quân đội Ukraine và sau đó không còn thông tin về đoàn tàu hỏa chiến lược này.

Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, Trung Quốc có thể mua đoàn tàu hỏa 15P961 Molodets để phát triển các tổ hợp "đoàn tàu tử thần” của quốc gia này nhằm mục đích triển khai các tổ hợp tên lửa chiến lược mới phát triển gần đây DF-41, có tầm bay đến 14.000 km, mang theo đến 10 đầu đạn hạt nhân thứ cấp. Tên lửa được chế tạo để có thể phóng được từ bệ phóng trên tàu hỏa và trên xe vận tải chuyên dụng.

Đoàn tàu hỏa tên lửa Liên Xô cũ 15P961 Molodets là một tổ hợp phóng tên lửa cơ động, ngụy trang dưới dạng một đoàn tàu hỏa thông thường rất độc đáo. Đoàn tàu có khả năng cơ động tuần tiễu trên đoạn đường dài đến 1.500 km từ vị trí đóng quân cố định và có thể duy trì trạng thái hoạt động thường xuyên trên các tuyến đường sắt trong khoảng thời gian nhiều tháng. Tên lửa có thể phóng từ bất cứ điểm nào trên tuyến đường cơ động hoặc từ điểm dừng cố định. Mỗi đoàn tàu như vậy có 3 ống phóng tên lửa và có thể mang theo đến 12 tên lửa.

Đoàn tàu số "0" trên thực tế chiến trường là không thể bị bất cứ phương tiện trinh sát đường không, vũ trụ nào của đối phương có thể phát hiện. Tổ hợp tàu hỏa mang tên lửa đạn đạo 15P961Molodets được thiết kế và phát triển bởi Cục Thiết kế Dnepropetrovsk Phương Nam mang tên M.K.Yangelya, thuộc Liên Xô cũ, nay là công ty KB Phương Nam của Ukraine, chuyên sâu nghiên cứu và phát triển các tên lửa đẩy.

Theo thông tin của tình báo Mỹ, ngày 05.12.2016, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo DF-41 (Đông Phong – 42), có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân thứ cấp tự dẫn. Vụ phóng thử nghiệm được tến hành từ sân bay vũ trụ Taiyuan thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. 

Những bức ảnh về đoàn tàu hỏa số "0" 15P961Molodets của Liên Xô cũ 

NT