Tỷ phú Michael Bloomberg kiếm 33,7 tỷ USD như thế nào?

Với khối tài sản lên tới 33,7 tỷ USD, cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Ở tuổi 73 ông vẫn miệt mài làm việc, nhưng ông lại cam kết sẽ cho đi toàn bộ tài sản để làm từ thiện.
Tỷ phú Michael Bloomberg. Ảnh: Reuters.
Tỷ phú Michael Bloomberg. Ảnh: Reuters.

Từ những ngày đầu tiên làm việc tại phố Wall Michael Bloomberg đã nổi tiếng với là người từ thiện rất hào phóng với việc cho đi hàng tỷ USD.

Sinh vào đúng ngày Valentine năm 1942, Bloomberg lớn lên ở Medford, Massachusetts, một thị trấn nhỏ gần Boston.

Medford, Massachusetts, quê hương của Bloomberg. Ảnh: Wikimedia Commons / John Phelan. 

Sau khi tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins với bằng kỹ sư điện và nhận bằng MBA từ Harvard, Bloomberg đã bắt đầu làm việc tại Salomon Brothers New York, nơi ông dành rất nhiều thời gian để làm việc cùng các cổ phiếu và trái phiếu trong tầng hầm của ngân hàng. Nhờ hoàn thành tốt công việc ông đã được thăng cấp và tìm được nhiều đối tác trong năm 1972.

Sàn chứng khoán New York năm 2015. Ảnh: Getty Images. 

Năm 1978, ông được giao nhiệm vụ điều hành một chi nhánh của công ty. Nhưng ông chỉ làm việc ở đây thêm 3 năm nữa cho đến khi công ty này sáp nhập với công ty kinh doanh hàng hóa Phibro vào năm 1981. Khi rời khỏi công ty, Bloomberg có trong tay khoảng 10 triệu USD.

Bloomberg và bài phát biểu cuối cùng trên cương vị thị trưởng. Ảnh: Getty Images.

Sau khi rời khỏi Salomon, Bloomberg đã quyết định đem những gì ông học được và bắt đầu lập công ty riêng với tên gọi ban đầu Innovative Market Solutions với mục đích giúp các doanh nhân sử dụng dữ liệu dễ dàng hơn. Sau đó, công ty cho ra mắt thiết bị đầu cuối Bloomberg (lần đầu tiên được biết đến với tên gọi MarketMaster). Merrill Lynch đã mua 22 thiết bị này và đầu tư 30 triệu USD vào công ty.

Thương nhân làm việc qua các thiết bị do Bloomberg cung cấp tại sàn giao dịch chứng khoán New York. Ảnh: Brendan McDermid/Reuters. 

Công ty này đổi tên thành Bloomberg LP, và rất thành công trong suốt những năm 80, thậm chí năm 1989 nó đã có giá trị lên tới 2 tỷ USD. Cuối cùng, Bloomberg quyết định phân nhánh Bloomberg LP thành Bloomberg News và Bloomberg TV.

Trường quay của Bloomberg TV. 

Năm 2001, Bloomberg quyết định dấn thân vào chính trị và chạy đua giành chức Thị trưởng thành phố New York như một đại diện của đảng Cộng hòa.  Ông đã giành chiến thắng trong cuộc chạy đua và nhậm chức vào năm 2002, đúng thời điểm mà ông phải giúp xây dựng lại thành phố sau  những hậu quả của các cuộc tấn công 11/9.

Bloomberg vận động tranh cử năm 2001. Ảnh: Getty Images. 

Bản thân đã là một tỷ phú nên Bloomberg chỉ nhận lương 1 USD/năm trong suốt 12 năm làm việc tại văn phòng thị trưởng. Tuy nhiên, ông lại phải chi ra 650 triệu USD cho những chiến dịch tranh cử.

Ảnh: AP. 

Khi bắt đầu cuộc chạy đua cho nhiệm kỳ thứ ba, Bloomberg đã vận động để thay đổi pháp luật, hạn chế quyền của các cán bộ tại văn phòng – và ông đã chiến thắng.

Ảnh: Supri/ Reuters. 

Suốt 12 năm giữ chức thị trưởng và kết thúc vào năm 2013, nhưng Bloomberg cho biết ông chưa sẵn sàng để nghỉ hưu.  Chỉ một năm sau khi rời khỏi văn phòng thị trưởng, Bloomberg quay trở lại làm Giám đốc điều hành của Bloomberg LP.

Ảnh: Paul Morigi/Getty Images. 

Ông cũng có một số ít các đồ chơi đắt tiền để tiêu khiển vào lúc rảnh. Bloomberg có bằng phi công vào năm 1976 và thường xuyên lái trực thăng riêng - một chiếc máy bay trực thăng Agusta SPA A109s sáu chỗ, trị giá 4,5 triệu USD - vòng quanh New York.

Máy bay của Bloomberg cũng tương tự mô hình A109 Agusta này. Ảnh: NJR ZA / Wikimedia Commons. 

Bloomberg sở hữu một danh mục đầu tư bất động sản rất ấn tượng. Tại một thời điểm năm 2013, ông sở hữu tới 14 khách sạn trên toàn cầu, cùng nhiều biệt thự  từ khắp New York, London đến Bermuda.

Ảnh: Mark Wilson / Getty Images. 

Bloomberg thường xuyên lái máy bay riêng tới Bermuda, nơi ông sở hữu một ngôi nhà ngay trên mặt nước.  Cựu thị trưởng đến hòn đảo này để thư giãn, và làm mọi thứ ông muốn, tách biệt khỏi cuộc sống bận rộn ở New York.

Wharf King ở Bermuda, một bất động sản gần biệt thự của Bloomberg. Ảnh: Shutterstock.com. 

Khi ông trở về nhà ở New York, ông thư giãn trong ngôi biệt thự năm tầng ở đường 79.  Vào cuối nhiệm kỳ thị trưởng, tỷ phú này bắt đầu cải tạo tòa nhà và tiêu tốn 1,7 triệu USD vào nó.

Ngôi nhà của Bloomberg vào thời điểm tu bổ. Ảnh: Google Maps. 

Bloomberg cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng, ông đã quyên góp hơn 2,5 tỷ USD cho nhiều mục đích khác nhau thông qua các tổ chức từ thiện mang tên ông - Bloomberg Philanthropies.

Ảnh: Getty Images. 

Quà tặng gần đây của ông bao gồm 100 triệu USD cho Đại học Cornell để xây dựng một trường đại học công nghệ tập trung mới tại thành phố New York.

Phối cảnh của Cornell Tech. Ảnh: Weiss Manfredi. 

Vào năm 2013, ông cũng quyên góp 350 triệu USD cho trường Johns Hopkins nơi ông từng theo học, nâng tổng số tiền đóng góp của ông cho ngôi trường này lên 1,1 tỷ USD. Việc hiến tặng này đã khiến ông trở thành người hiến tặng hào phóng nhất một trường học tại Mỹ.

Đại học Johns Hopkins. Ảnh: Flickr / Callison-Burch.

Ông cũng chi 42 triệu USD thông qua Bloomberg Philanthropies để cải thiện chính quyền thành phố trên cả nước. Chương trình sẽ giúp các thành phố hạng trung phân tích và sử dụng dữ liệu tốt hơn để phục vụ công dân của họ.

Ảnh: Getty Images. 

Bloomberg cũng là người rất kiên định trong ủng hộ việc kiểm soát súng. Ông đã cam kết chi hơn 50 triệu USD cho một chiến dịch mới nhằm kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng súng.

Bloomberg ủng hộ đạo luật kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: AP. 

Mặc dù ông đã rời khỏi chính trường thời điểm này, nhưng đa phần những người ở phố Wall vẫn hy vọng ông trở lại và tham gia vào cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông không bình luận gì về điều này, nhưng rõ ràng vẫn có thời gian...

 Wall Street hy vọng Bloomberg sẽ quay trở lại chính trường. Ảnh: Mike Segar / Reuters.

Theo Bizlive