Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiếp tục cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

Một số quốc gia trên thế giới coi vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông là “quyền lợi tự có”, việc áp đặt những cảnh báo “hạn chế” hoàn toàn vô giá trị và đe dọa gây mất ổn định khu vực. Tư lệnh trưởng Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhằm vào Trung Quốc.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift trước tấm áp phích lớn một tàu khu trục nhỏ của Úc trong một cuộc họp báo tại 2015 tại triển lãm Hàng hải quốc tế ở Sydney, Úc, 06.10.2015.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift trước tấm áp phích lớn một tàu khu trục nhỏ của Úc trong một cuộc họp báo tại 2015 tại triển lãm Hàng hải quốc tế ở Sydney, Úc, 06.10.2015.

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh trưởng Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã phát biểu rất cứng rắn và rõ ràng tại Úc rằng, Mỹ “hơn bao giờ hết” kiên quyết duy trì cam kết đảm bảo quyền tự do hàng hải.  

"Tôi có cảm giác rằng một số quốc gia xem tự do hàng hải như của tự nhiên, có thể lấy được, có thể chiếm dụng bằng luật pháp trong nước họ hoặc có thể đoạt được bằng cách xem xét lại luật pháp quốc tế” - đô đốc Swift phát biểu trong một hội nghị hàng hải tại Sydney.

"Một số các quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh bảo vô giá trị, hạn chế quyền tự do hàng hải trên vùng nước họ coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ. Đồng thời liên tục đưa ra những đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên các vùng nước quốc tế, hoàn toàn không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - UNCLOS. Xu hướng hành vi này đang ngày càng trở lên  nghiêm trọng trên vùng biển có tranh chấp chủ quyền" - đô đốc Swift nói tiếp

Trung Quốc đưa ra tuyên bố đòi hỏi “chủ quyền phi pháp” trên hầu hết diện tích biển Đông, nơi có tuyến đường vận tải thương mại trị giá 5.000 tỷ USD mỗi năm, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tranh chấp chồng lấn về chủ quyền.

Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang tồn tại những mâu thuẫn tranh chấp về chủ quyền biển đảo trên biển Hoa Đông.

Mỹ liên tục kêu gọi Trung Quốc dừng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp. Phía Trung Quốc cho rằng họ có “chủ quyền” không thể chối cãi trên biển và bồi đắp đảo nhân tạo, xây căn cứ quân sự, nhưng lại khẳng định hoàn toàn không có ý định gây căng thẳng hoặc nhằm vào bất kỳ nước nào.

Trung Quốc cũng đưa ra cáo buộc ngược lại là Mỹ đang quân sự hóa Biển Đông bằng những đợt tuần tra và diễn tập quân sự chung.

Trung Quốc và Mỹ đổ trách nhiệm cho nhau về những động thái gây nguy hiểm trong các sự cố gần đây liên quan đến tình huống đối đầu máy bay và chiến hạm.

"Nói đơn giản, chúng tôi tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải cho mọi quốc gia vì chúng ta hiểu rất rõ từ kinh nghiệm đau đớn của quá khứ. Sự lẩn trốn trách nhiệm và nghĩa vụ sẽ gây ra nhiều nguy cơ rủi ro nghiêm trọng về quyền lợi hàng hải của tất cả các quốc gia trên thế giới " - đô đốc Swift nói.

Tháng trước, Trung Quốc ra tuyên bố cho biết họ "vô cùng quan ngại” trước lời phát biểu của một sĩ quan cao cấp Mỹ cho rằng, đáp trả những tuyên bố thách thức của Trung Quốc về Biển Đông, các máy bay và chiến hạm Mỹ nên tiến hành tuần tra sát gần những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và xây dựng.

Theo QPAN