Năm 1920, cuộc đời của Victor Tardieu đã rẽ vào khúc quanh định mệnh khi ông nhận được Giải thưởng Đông Dương (Prix de I'Indochine) và một học bổng sang Đông Dương nghiên cứu trong vòng 1 năm.
Ngày 5/11/1921, Victor Tardieu xuống tàu ở cảng Marseilles, lần đầu tiên trong đời ông cảm nhận được không khí miền nhiệt đới và mùa xuân tại thủ đô Hà Nội.
Toàn cảnh buổi thuyết trình
|
Bấy giờ, ông Nam Sơn - một trong những họa sĩ đầu tiên của nền hội họa Việt Nam đương thời, là người đảm nhiệm việc trang trí cho Hội quán sinh viên An Nam (Foyer des Étudiants annamites) do Paul Monet thành lập.
Xúc động trước bầu nhiệt huyết và tài năng của Nam Sơn, Paul Monet đã giới thiệu chàng trai đất Việt với vị Chủ tịch danh dự của Hội quán là Louis Marty - Giám đốc Chính trị vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương, để Louis Marty giới thiệu họa sĩ Nam Sơn với Victor Tardieu.
Khách mời tham dự buổi thuyết trình
|
Cuộc hạnh ngộ bất ngờ và kỳ diệu giữa Victor Tardieu và Nam Sơn đã đưa hội họa Việt Nam vào một bước ngoặt lịch sử và tạo ra nền móng nghệ thuật hoàn toàn mới lạ mà sau này tiếng vang đã ngân lên khắp toàn cầu - sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - một trong những trường đại học hàng đầu của miền Bắc về đào tạo nhóm ngành Mỹ thuật).
Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi tại buổi thuyết trình
|
Có thể thấy, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương đã mang đến một luồng gió mới cho nền mỹ thuật Việt Nam.
"Trường lấy phương pháp khoa học của nghệ thuật phương Tây kết hợp với nghệ thuật truyền thống làm nền tảng. Sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương tạo cơ sở khoa học để làm phong phú hơn nghệ thuật dân tộc, là cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật nhân loại, giữa nghệ thuật phương Đông với nghệ thuật phương Tây. Bởi vậy, lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam gắn liền với vai trò của Trường Mỹ thuật Đông Dương." (Như Nguyễn)
Tại buổi thuyết trình, ông Ngô Kim Khôi cho biết: "Mỹ thuật đem đến cho con người những cảm nhận vô cùng phong phú. Sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương không chỉ tạo ra nền móng nghệ thuật mới lạ mà còn đưa đẩy những yếu tố có ảnh hưởng đến thời trang của Việt Nam. Thời trang là một phần của mỹ thuật. Nếu không có mỹ thuật, thời trang sẽ không có bước chuyển mình từ những chiếc váy đụp cho đến những bộ váy hiện đại như hiện nay."
Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân
|
Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn.
|
Một số tác phẩm của các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương
|
Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi sinh năm 1959, hiện đang định cư tại Pháp. Ông là nhà nghiên cứu độc lập về hội họa Việt Nam (Chercheur Indépendant en Art Vietnamien), đặc biệt là về thế hệ nghệ sĩ tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine). Ông Ngô Kim Khôi đã cộng tác với tòa Thị Chính Paris, Bảo tàng Cernuschi Paris, Viện Hàn lâm Hải ngoại Pháp... Ông còn đóng vai trò là nhà nghiên cứu chuyên sâu về Mỹ thuật Đông Dương, là người chắp bút viết phê bình các tác phẩm tranh Đông Dương cho các nhà đấu giá tại tại Paris như Aguttes, Art Valorem và đồng thời cũng là nhà thẩm định tranh cho các cuộc đấu giá uy tín tại Pháp, Hồng Kông. Không chỉ đam mê hội họa, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi còn từng là nhà dựng mẫu của hãng thời trang cao cấp Hermes và cộng tác cùng các hãng thời trang cao cấp khác như Dior, Givenchy, Balenziaga, Scherrer. |