|
10 thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong tháng 1/2017 so sánh với cùng kỳ năm 2016 |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 01/2017 đạt hơn 27,53 tỷ USD, giảm 18,2%, tương ứng giảm gần 6,13 tỷ USD so với tháng 12/2016. Trong đó, xuất khẩu là 14,34 tỷ USD, giảm 13,5%, tương ứng giảm 2,24 tỷ USD; và nhập khẩu là gần 13,19 tỷ USD, giảm 22,8%, tương ứng giảm gần 3,89 tỷ USD so với tháng trước.
Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2016 xuất nhập khẩu của tháng 1/2017 tăng 4,8%, tương ứng tăng hơn 1,26 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng 5,7%, tương ứng tăng 768 triệu USD; nhập khẩu tăng 3,9%, tương ứng tăng 495 triệu USD. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong tháng 1/2017 thặng dư hơn 1,15 tỷ USD.
Thị trường xuất nhập khẩu: Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ vẫn là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng đầu tăng 34,4% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 0,4%, điều này cũng góp phần giảm áp lực nhập siêu từ Trung Quốc; thị trường Hàn Quốc tăng trưởng đều cả ở xuất khẩu và nhập khẩu với xuất khẩu tăng 29,4%, nhâp khẩu tăng 30%; xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng chỉ đạt mức tăng trưởng nhẹ 0,3%, trong khi nhập khẩu tăng 14,6%; ...
Cán cân thương mại trong tháng 01/2017 có mức thặng dư lớn trong đó góp phần không nhỏ từ thặng dư từ thị trường Hoa Kỳ với 2,34 tỷ USD; Hà Lan thặng dư 481 triệu USD; Nhật Bản thặng dư 370 triệu USD; ... Các thị trường thâm hụt lớn vẫn là Trung Quốc với mức thâm hụt gần 2,14 tỷ USD; Hàn Quốc với hơn 1,7 tỷ USD; ...
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tháng 1/2017 đạt 14,34 tỷ USD, giảm mạnh so với tháng 2016. Trong đó 10 nhóm hàng chủ chủ yếu đạt 10,44 tỷ USD, chiếm 72,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Lớn nhất vẫn là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm 16,2%; hàng dệt may 15%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 10,5%; ...
Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu trong tháng 1/2017 giảm mạnh so với tháng 12/2016, tuy nhiên cũng đạt được mức tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào 10 nhóm hàng chủ yếu chiếm 65% cơ cấu nhập khẩu hàng hóa trong tháng 1/2017. Trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 16,2%; hàng dệt may chiếm 15%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 10,5%; ....