Trung Quốc “thuận tay dắt dê” ở Ukraine

Mặc dù đứng ở vị trí trung lập, thậm chí ủng hộ Nga trong vấn đề Crimea, nhưng Trung Quốc nhanh chóng tìm kiếm được những lợi ích đáng kể trong xung đột Ukraine. Hơn thế đó là những lợi ích lâu dài, dù tình hình có diễn biến theo hướng nào.
Trung Quốc “thuận tay dắt dê” ở Ukraine

06.07 tờ Financial Times đưa tin, Ukraine trở thành nhà xuất khẩu ngô lớn nhất vào Trung Quốc, vượt qua cả Mỹ. Điều này khiến rất nhiều các chuyên gia ngạc nhiên, vì trong lịch sử kinh doanh quốc tế, Mỹ luôn chiến vị thế hàng đầu trong việc xuất khẩu ngô cho Trung Quốc. Vị thế của Ukraine trong việc đảm bảo lương thực cho Trung Quốc không giới hạn ở việc xuất khẩu ngô. Từ thời điểm Crimea trở về Nga năm 2014, kim ngạch thương mại Ukraine và Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp tăng 56%.

Tất cả những điều này thực sự mâu thuẫn. Từ một phía, Trung Quốc hoàn toàn không có ý kiến gì trước những hành động của nước Nga và Ukraine. Hơn thế nữa, Bắc Kinh còn gián tiếp ủng hộ Moscow bằng việc ký những hợp đồng liên quan đến việc nhập khẩu dầu và khí gas với khối lượng rất lớn, mặc dù Trung Quốc phải cố gắng cân đối thương mại năng lượng với các nước Trung Á. Từ một hướng khác, Trung Quốc giúp đỡ nền kinh tế đang suy kiệt vì chiến tranh của Ukraine bằng các dự án đầu tư và thương mại. Nguồn vốn khổng lồ của Trung Quốc hiện đóng vai trò quan trọng trong việc phục sinh nền nông nghiệp đã có thời rất hùng mạnh của Ukraine.

Nghiên cứu kỹ hơn tính mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Ukraine cho thấy, chiến lược của Bắc Kinh trong không gian hậu Xô viết mang tính hai mặt thực dụng. Trung Quốc có được lợi ích to lớn trong việc duy trì các mối quan hệ thương mại với Nga và Ukraine, nỗ lực khai thác nguồn nhập khậu giá rẻ, được Ukraine chào mời trong điều kiện nền kinh tế gần như sụp đổ. Điều này cũng cho thấy tại sao Ukraine đến ngày hôm nay vẫn chưa bị Trung Quốc kiện do đã không trả được nợ của các hợp đồng kinh tế trước, đồng thời thoát được nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật gần đây nhất.

Những cánh đồng mênh mông của Ukraine sẽ phục vụ cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển

Một thực tế là Trung Quốc đã đưa chiến lược kinh tế đối ngoại ra khỏi chính sách đối ngoại chung và nỗ lực giúp Kiev phục hổi nền kinh tế từ tro tàn chiến tranh. Trung Quốc có thể trở thành thị trường đầy hy vọng mới của nền nông nghiệp xuất khẩu Ukraine, nguồn vốn của Trung Quốc có khả năng giúp phục hồi và gia tăng tốc độ phát triển của một số ngành kinh tế như công nghiệp thông tin và truyền thông, xây dựng hạ tầng cơ sở.

Việc chuyển hướng nền kinh tế Ukraine về phía Trung Quốc có thể giảm nhẹ phụ thuộc kinh tế lâu đời vào nước Nga. Mặc dù mâu thuẫn giữa hai quốc gia đã tăng tới cực điểm, Nga vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine. Phát triển hợp tác kinh tế Ukraine – Trung Quốc có thể sẽ bù đắp cho sự thiếu thiện chí của Phương Tây trong việc cung cấp viện trợ kinh tế trên quy mô lớn.

Để hiểu rõ hơn về sự xoay trục của Ukraine sang phía Trung Quốc, cần nắm rõ hơn những sự kiện lịch sử, phân tích mối quan hệ này không chỉ trong lĩnh vực “ngoại giao ngô” mà còn trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ thông tin và các hợp đồng công nghiệp quốc phòng.

Lịch sử mối quan hệ Trung Quốc – Ukraine

Sự gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa Ukraine và Trung Quốc bắt đầu từ lâu trước khi sự kiện Crimea năm 2014. Quan hệ kinh tế Trung - Ukr bắt đầu dưới thời Tổng thống Viktor Yushchenko (2004-2010) - khoảng thời gian được gọi là đỉnh cao khát vọng của Ukraina hội nhập châu Âu. Năm 2009, Trung Quốc đã cung cấp nguồn vốn hỗ trợ mua sắm thiết bị y tế chống lại đại dịch cúm, Bắc Kinh cũng đề xuất thực hiện chung một số dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng đường vành đai và một cây cầu qua sông Dnepr ở Kiev.

Việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Ukraine, hình thành sau khủng hoảng tài chính năm 2008 gây lên sự suy giảm GDP đến 15% và lạm phát 16,4% năm 2009. Phát triển quan hệ kinh tế trong điều kiện này là một động thái trái với lẽ thường, nhưng các đối số trong lợi của chính sách lại rất hấp dẫn.

Đầu tiên, sự sụp đổ của ngành công nghiệp thép Ukraine trong khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy rằng, Ukraine nên đặt trọng tâm vào xuất khẩu, theo truyền thống là những lĩnh vực có thế mạnh hàng đầu đầu, đó là sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng của Trung Quốc đã đẩy thị trường rộng lớn này gần gũi hơn với Ukraine.

Thứ hai, Nga và phương Tây không muốn cung cấp viện trợ kinh tế cho Ukraine, đã tạo cho Trung Quốc một cơ hội chưa từng có để tăng cường ảnh hưởng kinh tế với Ukraine. Mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc có thể khiến Ukraine thành một đối tác hữu ích trên biên giới phía tây “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc - một dự án quy mô lớn nhằm tăng cường tác ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc thông qua việc thành lập các mối quan hệ kinh tế giữa Âu-Á, Nam Á và Thái Bình Dương.

Khi ông Viktor Yanukovych lên nắm quyền vào năm 2010, Ukraine trở thành vũ đài địa chính trị của Nga và Trung Quốc trong cuộc đấu tranh lớn trên khu vực Á – Âu. Những tham vọng thắt chặt quan hệ với Nga của ông Yanukovych trong thời điểm ban đầu gây phức tạp cho các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ với Kiev. Tuy nhiên, năm 2011 Trung Quốc công bố sự mở đầu của quan hệ đối tác chiến lược Trung-Ukr và gia tăng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, điển hình là sân bay Kiev.

Nhưng những nỗ lực này đã không mang lại những kết quả mong muốn. Năm 2013 Shannon Tiezzi trên trang Diplomat đã nhận xét: từ năm 2011 đến 2012, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Ukraine đã giảm xuống 0,5%, trong khi ở gian đoạn điều hành của Yushchenko, tăng trưởng bình quân hàng năm là 36%. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Ukraina và sự gia tăng nhanh chóng nợ công sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimean, cho thấy các quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và Ukraine đạt đến mức thấp kỷ lục.

Tuy nhiên, quan điểm bi quan về mối quan hệ Trung Quốc – Ukraine là sự nhầm lẫn. Cuộc biểu tình bạo loạn khiến ông Yanukovych bị lật đổ và chạy trốn sang Nga, đã khởi động cuộc đấu tranh chính trị nội bộ dẫn đến việc Nga sát nhập Crimea và cuộc nội chiến Ukraine hiện nay. Tổng thống mới của đất nước đang bị chiến tranh tàn phá, ông Poroshenko ủng hộ việc tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu và Trung Quốc.

Kết quả là Trung Quốc nắm ưu thế trong trò chơi địa chính trị khổng lồ nhằm đưa Ukraine vào vòng ảnh hưởng của mình. Ngay từ tháng 11.2013 trước thềm cuộc biểu tình Maidan, Trung Quốc đã có tham vọng thuê và khai thác 5% diện tích đất nông nghiệp Ukraina. Sau sự kiện Crimea, Ukraine liên tục mở rộng phạm vi các hợp đồng với Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế Ucraina. Tháng 3.2015, Trung Quốc cho Ukraine vay 15 tỉ USD trong 15 năm nhằm khôi phục lại thị trường bất động sản Ucraina. Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Ukraine cũng gia tăng đáng kể trong lĩnh vực hàng không. Ngày 08.07.2015 lần đầu tiên trong lịch sử đã tổ chức diễn đàn Trung Quốc -Ukraine về khoa học và công nghệ, trong khuôn khổ diễn đàn Trung Quốc thông báo sẽ hỗ trợ mở rộng lĩnh vực IT của Ukraina - một trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Ukraine đang suy yếu.

Đầu tư của Trung Quốc mang lại điều gì cho xã hội Ukraine?

Cộng đồng các doanh nhân Kiev rất hào hứng với tiến trình gia tăng đầu tư của Trung Quốc. Các đây không lâu trong một cuộc phỏng vấn, ông Oleg Prokhorenko, lãnh đạo công ty khí đốt tự nhiên "Ukrgasdobycha" đã nói, những khoản đầu tư tương lai của Trung Quốc vào Ukraine có thể so sánh với quan hệ đối tác kinh tế theo chiều sâu giữa Trung Quốc và Belarus. Ở đất nước này Trung Quốc đã hỗ trợ hiện thực hóa 5 dự án lớn – từ xây dựng các nhà máy khí hydrocacbon đến xây dựng các khu công nghiệp.

Những đại diện khác của các tầng lớp doanh nhân Kiev giữ một cái nhìn bi quan hơn trong vấn đề khả năng đầu tư quy mô lớn vào Ukraine, giải thích quan điểm này có nguyên nhân là sự bất ổn định của nền kinh tế Ukraine.

Bộ luật gây tranh cãi của ông Poroshenko về vấn đề chống cộng sản đã cấm những cuốc biểu tình mang biểu tượng của thời kỳ trước và cáo buộc những sai phạm của nhà nước cộng sản, theo ý kiến của một số người có thể là một quyết định đe dọa tương lai quan hệ hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc. Sự lao dốc gần đây của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nhà đầu tư Ukraine và làm dấy lên hoài nghi về tính ổn định của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù xuất hiện nhiều vấn đề, nhưng nền kinh tế tư nhân của Ukraina sẽ phá sản nhanh chóng nếu họ không tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Một điều đáng chú ý là mối quan hệ Trung Quôc-Ukraine trong khu vực kinh tế tư nhân và dân sự không song hành với việc mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực công nghiệp quân sự. Năm 2012, Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn. Do lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây liên quan đến sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 nên Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia chính mua sắm thiết bị quân sự của Ukraina.

Cuộc chiến tranh đã làm thay đổi vị thế trong quan hệ song phương về vũ khí, trang bị quân sự Ukraina – Trung Quốc. Hiện nay Ukraina có thể có được nhiều lợi ích to lớn khi tiếp cận công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời Bắc Kinh cũng có thể mua lại những công nghệ quân sự đã có sẵn của Ukraina. Do Mỹ và EU không cung cấp cho Ukraine vũ khí sát thương, ông Poroshenko, không nghi ngờ gì, có thể tìm cách đạt được thỏa thuận đổi các sản phẩm nông nghiệp lấy vũ khí trang thiết bị quân sự.

Thỏa thuận đó sẽ đặc biệt hấp dẫn khi Trung Quốc nổi lên như một đối tác thương mại không thiên vị. Các nhà lập pháp Ukraine không tin rằng việc mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc sẽ đe dọa chủ quyền Ukraine với cùng cấp độ như mối đe dọa trong quan hệ gần gũi hơn với Nga hoặc Liên minh châu Âu.

Nhưng những hy vọng về sự phát triển những tình huống thuận lợi đã nhanh chóng bị hủy hoại do những thay đổi trong mối quan hệ địa chính trị chiến lược tam giác Trung Quốc – Nga – Ukraine.

Năm 2012, ông Yanukovych công bố một thỏa thuận ba bên giữa Ukraine, Nga và Trung Quốc, nội dung dự kiến mối quan hệ hợp tác ba bên trong thực hiện các dự án đường sắt và dự án xuất khẩu nguyên liệu thô. Ukraine lúc đó là quốc gia mà chính quyền có thể quyết định về quy mô hợp tác thương mại với Trung Quốc và Nga. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành chỗ dựa chủ yếu, do cả Nga và Ukraine tại thời điểm này đều phụ thuộc vào nguồn vốn của Trung Quốc.

Bất kỳ mối quan hệ kinh tế nào giữa Kiev và Bắc Kinh đang có thì nó sẽ diễn ra trong khuôn khổ những điều kiện của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ là nhà đầu tư vào nền kinh tế Ukraine nhưng không phải là nhà cung cấp vũ khí. Sự hỗ trợ vũ khí trang bị cho Ukraine có thể sẽ gây lên thù địch từ phía Nga và đặt các mối quan hệ kinh tế thương mại có ý nghĩa sống còn của Trung Quốc như năng lượng và vũ khí.

Trung Quốc đang lợi dụng tối đa tình huống chiến tranh và nền kinh tế suy yếu của Ukraine nhằm tối đa hóa lợi ích. Trong mọi trường hợp, dù chính thể Ukraine biến động thế nào trong những năm tới, những lợi ích kinh tế vẫn thuộc về Trung Quốc.
Giai đoạn này, Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng những hoạt động kinh tế đối ngoại giữa Nga và Ukraine – đây là một sứ mệnh vô cùng khó khăn nhưng những lợi ích to lớn mà Trung Quốc đạt được sau trong điều kiện hiện nay và tương lai thực sự rất lớn. Một điều đáng quan ngại rằng, các chính khách phương Tây đã bỏ qua những động thái xây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc trên đất nước này.

Lợi dụng tình hình, Trung Quốc sẽ khai thác triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản thô cũng như đất nông nghiệp để phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của nước mình cũng như tận dụng triệt để nguồn nhân lực giá rẻ, có trình độ phát triển nông nghiệp tốt của Ukraine.

Nguồn lợi nhuận mà Kiev thu được từ những nhà đầu tư Trung Quốc sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành vũ khí trang bị, mua sắm từ các đối tác bất kỳ nước ngoài hoặc phục hồi lại nền công nghiệp quốc phòng Ukraine có từ thời Xô viết, những vũ khí, trang bị quân sự này sẽ tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh đẫm máu ở miền Đông đất nước này.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN