Trung Quốc sẵn sàng đối đầu quân sự với Mỹ

VietTimes -- Báo Úc Newcom.au nhận định, Trung Quốc đang phô trương cơ bắp chuẩn bị chống lại một phán quyết quốc tế sắp được công bố trên một vùng biển chiến lược đang có những tranh chấp quyết liệt. Báo chí nước này cho biết Trung Quốc đã sẵn sàng đối đầu quân sự với Mỹ.
Các chiến hạm của Hải quân Úc
Các chiến hạm của Hải quân Úc
Tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc trong Diễn đàn an ninh quốc tế Shangri - La năm 2016 về vấn đề Biển Đông

Ngày 12.07.2016 Tòa án Trọng tài Thường trực Hague sẽ đưa ra phán quyết về Biển Đông và một phần những tranh chấp trên tuyến đường biển nhộn năng động nhất thế giới.

Bắc Kinh tuyên bố sẽ bác bỏ mọi phán quyết của Tòa án quốc tế đối với vụ kiện được Philipines đệ trình, cáo buộc những tuyên bố phi pháp về chủ quyền của Trung Quốc, những hành động mang tính bá quyền và các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng thành căn cứ quân sự trên các rạn san hô.

Philippines chỉ là một trong số những quốc gia Đông Nam Á đòi chủ quyền một phần diện tích vùng biển, nơi có tuyến đường vận chuyển thương mại quan trọng này, trong một cuộc chiến ý chí làm dấy lên những lo ngại về một cuộc xung đột quân sự có thể phá vỡ hệ thống thương mại toàn cầu.

Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan là những nước có liên quan trong các tranh chấp lãnh thổ và có những tuyên bố chồng lần. Cách đây không lâu, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo ra chỉ lệnh cho quân đội tăng cường các hoạt động tuần tra trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna để đối phó với những căng thẳng ngày càng gia tăng với Trung Quốc, khi quốc gia này tuyên bố có khoảng 20.000 ngư dân - dân quân tự vệ hoạt động khai thác hải sản trong khu vực.

Ngày 09.07.2016 Mỹ kêu gọi các quốc gia tôn trọng quyết định của tòa án quốc tế đồng thời đề nghị "tất cả các bên để tránh các hành động hoặc đưa ra các tuyên bố khiêu khích" (ám chỉ Trung Quốc).

Mỹ cho rằng đây là phép thử để xác định xem khu vực Biển Đông kiểm soát theo luật pháp quốc tế hoặc "sinh tồn theo tính toán bằng sức mạnh."

Trung Quốc thể hiện sự tức giận không kiềm chế được khi Mỹ và các nước khác tiến hành sứ mệnh "Tự do hàng hải" trên Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố: Mỹ không có lý do gì để can thiệp vào những mối quan hệ trong khu vực này.

Washington đáp trả bằng những phát biểu khẳng định, Mỹ chỉ thực hiện quyền hải hành trong vùng biển quốc tế và có lợi ích quốc gia trong sứ mệnh đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông, qua đó dòng chảy vận chuyển thương mại chiếm hơn một nửa trọng tải của toàn bộ hạm đội thương thuyền thế giới.

Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Abraham Denmark cho biết: Mỹ ủng hộ các biện pháp ngoại giao giải quyết tranh chấp và không chấp nhận những hoạt động mang tính cưỡng bức, áp đặt bằng quân sự.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon: Trung Quốc mong muốn có "giải pháp hòa bình", nhưng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế sẽ "chỉ gây leo thang tranh chấp và căng thẳng".

Trung Quốc bất chấp dư luận thế giới

Trung Quốc quyết liệt đẩy mạnh xây dựng đường băng, bến cảng, trạm radar quan sát và hạ tầng cơ sở quân sự khác trên các đảo nhân tạo mới bồi đắp nhằm tăng cường quyền kiểm soát đối với các tuyến đường vận tải thương mại quan trọng quốc tế.

Quân đội Trung Quốc tiến hành các dự án kỹ thuật có quy mô lớn, tạo ra các pháo đài "sát thủ tàu sân bay" trên những đảo chiếm được của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm dấy lên sự quan tâm và lo ngại trên toàn thế giới.

Những công trình hạ tầng quân sự được xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập
Các công trình đã gần như hoàn thiện, trong đó có cả đường băng, tháp thông tin liên lạc, đài radar quan sát phục vụ cho mục đích quân sự

Tháng 2/2016, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) chia sẻ những bức ảnh vệ tinh cho thấy các đài radar tần số cao, lô cốt cố thủ, hải đăng và tháp thông tin liên lạc được xây dựng trên đảo đá Châu Viên, đảo đá xa nhất về phía nam của chuỗi 7 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đang nằm trong khu vực tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố rằng các công trình xây dựng phục vụ hoàn toàn cho mục đích dân sự, nhưng chuyên gia phân tích Gregory Poling thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) phát biểu với trang News.com.au rằng đây sẽ là "đỉnh" của mục tiêu chiến lược nhằm khống chế tình hình quân sự trong khu vực.

"Những công trình hạ tầng quân sự sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng tuần tra và giám sát các vùng nước Biển Đông," ông Poling, giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS cho biết. "Chúng ta sẽ thấy hạ tầng cơ sở này được đưa vào khai thác sử dụng trong vòng một năm. Hiệu quả từ các công trình này là tạo điều kiện tăng cường sức mạnh của Hải quân Trung Quốc theo cấp số nhân trong khu vực. Căn cứ quân sự mới trên đảo nhân tạo sẽ làm gia tăng năng lực triển khai sức mạnh quân sự trên vùng nước phía nam Biển Đông".

Tổng thống Philippines, ông  Rodrigo Duterte đưa ra đề xuất đối thoại với Trung Quốc sau quyết định của tòa án vào tuần tới, gợi ý tiến hành các cuộc hội thảo về các vấn đề như thiết lập những liên doanh nhằm chia sẻ tài nguyên khoáng sản và thủy hải sản trên vùng nước có tranh chấp.

Phát biểu của tổng thống Philipines có vẻ như không phù hợp vào thời điểm này.

Cuối tuần trước, Trung Quốc tuyên bố phong tỏa một khu vực lớn Biển Đông trong vùng tranh chấp để tiến hành diễn tập quân sự bắn đạn thật trong vòng bảy ngày.

Ngày 05/07/2016, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẵn sàng "đối đầu quân sự" với Mỹ trong khu vực.

Trung Quốc thông báo về cuộc diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật trên Biển Đông

(còn tiếp)