Trong bối cảnh tình hình tranh chấp Biển Đông ngày càng gay gắt, Trung Quốc một mặt ỷ sức vừa cố gắng chiếm đoạt càng nhiều đảo đá, xây dựng các công trình hỗ trợ mưu toan quân sự nhất có thể một mặt vừa tìm cách để loại Mỹ và các đồng minh ra ngoài Biển Đông hòng hiện thực hóa tham vọng phi pháp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, việc Bắc Kinh dùng tiền (kinh tế) để mua chuộc, lôi kéo những nước ủng hộ mình hoặc im lặng trong vấn đề Biển Đông xem gia còn gặp nhiều vấn đề không hề đơn giản.
Nói cách khác, quá trình tìm kiếm đồng minh của Bắc Kinh cũng không hề thuận lợi do không phải nước nào cũng ham hợp tác với Trung Quốc bởi họ cũng quan ngại những rủi do khi Trung Quốc có thể đi quá giới hạn vào bất cứ lúc nào vì điều này đã từng có tiền lệ.
Ngày 6/5 Vụ trưởng Vụ Biên giới-Hải đảo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Âu Dương Ngọc Tĩnh được truyền thông nước này dẫn lời đã hùng hồn tuyên bố rằng:
"Một số nước bày tỏ chia sẻ và ủng hộ đối với lập trường của Trung Quốc trong xử lý vấn đề Biển Đông. Chúng tôi cho rằng, đây là "cộng đồng quốc tế" hiểu và ủng hộ đối với lập trường của Chính phủ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông của Philippines và xử lý vấn đề Biển Đông, bao gồm giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương, bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông, thực hiện toàn diện DOC".
Tuy nhiên, cái gọi là "cộng đồng quốc tế" mà quan chức của Bắc Kinh muốn nói đến, muốn cố để chứng minh với thế giới thực ra chỉ là một số rất ít các quốc gia hiện đanglệ thuộc kinh tế vào TQ mà thôi.
Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông chứ không kiện tranh chấp lãnh thổ hay phân định biển.
Vụ kiện này được chính quyền Philippines bắt đầu từ năm 2013. Trong vài tuần tới, Tòa Trọng tài Thường trực có khả năng sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện này và Trung Quốc chắc chắn có thể sẽ thua cuộc.
Cùng chung nhận định nói trên, Jonathan Holslag - Giáo sư chính trị học quốc tế Jonathan Holslag từ Đại học Tự do Brussels cho rằng, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ nhận được sự ủng hộ của số ít quốc gia lệ thuộc kinh tế và điều này cho thấy, vị thế pháp lý của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông chỉ có hạn.
Võ Sáu