Trung Quốc lấy Biển Đông làm "bàn đạp" mộng “đế chế toàn cầu”

VietTimes -- Đây cũng không phải là điểm chốt cuối cùng, cái gọi là "thành phố Tam Sa" là một phần của chiến lược mới. Với chiến lược này ông Tập Cận Bình muốn thực hiện thành công giấc mơ của các vua chúa Trung Quốc và của mình: Trung Quốc trở thành một “quốc gia vĩ đại”, một đế chế toàn cầu.
Trung Quốc lấy Biển Đông làm "bàn đạp" mộng “đế chế toàn cầu”

Chính sách đối ngoại mới hiện nay của Trung Quốc được xây dựng nhằm hệ thống hóa và thực hiện hiệu quả hơn những ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc trên trường thế giới. Tất cả ý đồ, tư duy và định hướng trong chính sách này được thực hiện với quy mô chưa từng có và với tốc độ chưa được biết đến ở bất cứ quốc gia nào.

Trong lễ động thổ khởi công một trường học xa xôi nhất cũng như đắt nhất hành tinh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, "thị trưởng thành phố" Xiao Jie đã mời tất cả những khách từ thành phố tự xưng Tam Sa. Rất nhiều khách mời đã không đến dự.

Thành phố tự xưng này chỉ có 1.443 người dân. Có khoảng 40 trẻ em của ngư dân Trung Quốc, các nhân viên hành chính và quân nhân, chấp nhận đến đảo với gia đình và dự kiến định cư lâu dài trên đảo này, chính quyền Trung Quốc hy vọng trường học sẽ làm tăng dân số. 

Chính quyền trung ương Bắc Kinh, từ khoảng cách 3,7 nghìn km đã ủng hộ ý tưởng ngang ngược này và chi 36 triệu nhân dân tệ (4,3 triệu EURO) để xây dựng trường. Hạ tầng của trường được xây dựng rất nhanh trên đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền của Việt Nam. “Sau 18 tháng trường học sẵn sàng đón nhận học sinh”, viên "thị trưởng" Xiao tuyên bố. Tân Hoa Xã hồ hởi phát biểu: “Thời gian mà Tam Sa không có cả trường học đã qua.” Có thể nhận thấy Trung Quốc mang cả trường học vào chiếm đoạt chủ quyền.

Không dừng lại, cái gọi là thành phố Tam Sa không phải đợi lâu. Khu dân cư giữa biển đầu tiên – trên khoảng cách 350 km mới hình thành được 4 năm nay. Đây là một hòn đảo nhỏ bé có diện tích khoảng 2,13 km2, lớn nhất trong số các rặng san hô và bãi cát bồi lắng trong quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng 7.2012. Bắc Kinh vội vã ra quyết định nâng Tam Sa lên thành thành phố nhỏ (thị trấn) của Trung Quốc. 

Tất nhiên Bắc Kinh có những kế hoạch lớn hơn nhiều lần so với cái thành phố bé nhỏ trên hòn đảo chiếm được. Đảo sẽ trở thành điểm tựa cho kế hoạch bành trướng địa chính trị của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, định hướng nhằm xây dựng và củng cố vững chắc quyền thống trị trên biển Đông.

Đây cũng không phải là điểm chốt cuối cùng, thành phố Tam Sa là một phần của chiến lược mới, với chiến lược này ông Tập Cận Bình muốn thực hiện thành công giấc mơ của các vua chúa Trung Quốc và của mình: Trung Quốc trở thành một “quốc gia vĩ đại”, một đế chế toàn cầu.

Chính vì vậy bây giờ mọi việc diễn ra với tốc độ chóng mặt trong thành phố Tam Sa: Chỉ 4 tuần sau khi hình thành, Tam Sa đã có Hội đồng nhân dân với 45 đại biểu đến từ tỉnh Hải Nam. Đầu tháng 6.2012 một quan chức của ngành Nông nghiệp tỉnh Hải Nam được cử làm thị trưởng thành phố. Văn phòng làm việc của ông ta được bố trí trong tòa nhà Hội đồng nhân dân với mái vòm. Ủy ban quân sự trung ương Bắc Kinh cũng bố trí lực lượng đồn trú tại nơi nay.

Có được bằng cách chiếm đoạt và hình thành trung tâm điều hành các hoạt động bành trướng trên biển Đông, Trung Quốc muốn có được khả năng tiếp cận vào một không gian sống mới mà trước hết là các khu vực ngư trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, đầu tiên là dầu và khí gas tự nhiên.

Cũng theo kế hoạch của Bắc Kinh, biển Đông sẽ trở thành điểm tựa, bàn đạp nhằm hiện thực hóa sự bành trướng thương mại – chính trị nhằm đảm bảo nguồn cung giá rẻ nguyên liệu thô và năng lượng đồng thời tăng cường nhịp độ tăng trưởng kinh tế, duy trì thị trường và doanh số xuất khẩu hàng hóa vào Nam Á và châu Phi.  

Cho đến nay, chính sách đồng bộ hóa “hành động toàn cầu” (Go Global) tồi tệ đang dẫn đến một kết quả là nhiều dự án đầu tư và các dự án xây dựng hạ tầng ở nước ngoài đang xụp đổ. Quỹ đầu tư quốc gia CIC, đánh giá tổng quan, đang chịu tổn thất liên quan đến những cú đầu tư nhiều tỷ đô la, do các cán bộ quản lý quỹ thiếu kinh nghiệm và tắc trách.

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã đầu tư ngân sách để xây dựng các công trình cảng biển và sân bay trên bán đảo Crimea mới sát nhập vào Nga, trên bờ biển của Pakistan, ở Nicaragua, ở Piraeus Hy Lạp, đồng thời đầu tư tài chính vào xây dựng một cảng hàng không nhỏ ở thành phố Parchim Đức. Nhưng tất cả các công trình hạ tầng đó không đủ kết nối thành một mạng lưới thống nhất để tạo thành một hiệu quả kinh tế.  

Bắc Kinh trong tham vọng của mình cũng luôn không đánh giá hết mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, liên quan đến việc dầu tư vào nước ngoài và đưa người sang làm việc ở những nước có các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, bao gồm cả nhà nước có dấu hiệu toàn trị và có những biển hiện tham nhũng nặng nề. Trung Quốc buộc phải trả giá cho các sai lầm di dân lao động.

Năm 2011 Bắc Kinh sơ tán 35 nghìn người ở Lybia – tham gia vào hầu hết các dự án, 1,8 nghìn người từ Ai Cập. Bắc Kinh cũng buộc phải can thiệp và trả tiền chuộc cho vô vàn các vụ bắt cóc công dân trên nhiều nước khác nhau, từ Pakistan đến Trung Phi. Tháng 5/2015 Trung Quốc phải sơ tán khỏi Việt Nam 3500 lao động phổ thông do phong trào chống Trung Quốc tăng cao, tháng 6 lại tiếp tục sơ tán 1200 công nhân, rơi vào chiến tuyến ở Iraq. 

“ Chiến lược hai con đường tơ lụa”  

Chính sách đối ngoại mới hiện nay phải hệ thống hóa ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường thế giói và làm cho nó trở nên hiệu quả hơn. Đường lối cơ bản mà ông Tập Cận Bình phát biểu trong năm 2012 với toàn đất nước có thể được hiểu như “chiến lược hai con đường tơ lụa” song song.

Trung Quốc lấy Biển Đông làm "bàn đạp" mộng “đế chế toàn cầu”  ảnh 1
Ông Tập muốn làm sống lại hai đường hướng truyền thống “Con đường tơ lụa”. Phương án trên đất liền là “Hành lang kinh tế Con đường tơ lụa”, trên biển là “con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Thời điểm trước đây “Con đường tơ lụa” dài 7000 km, đây là tuyến đường mà Đế chế Trung hoa sử dụng cho ngoại thương.

Trong thời điểm hưng thịnh của triều đại nhà Đường con đường thương mại này bắt đầu từ cố đô Tây An đi qua Trung Á và các quốc gia Ả rập đến Địa Trung Hải. Tuyến “Con đường tơ lụa” trên biển bắt đầu từ bờ biển Nam Trung hoa qua biển Đông về hướng Nam Á, Iran và tiếp theo về Đông Phi. Các thương nhân ẢRập, Ba Tư, châu Á và châu Âu theo những tuyến đường này cung cấp hàng hóa vào Trung Quốc. Ngày nay, Trung Quốc muốn tự mình phát triển thương mại trên cả hai tuyến đường này và xây dựng “hành lang kinh tế có chiều dài 10000 km”. 

Ngân khố của chính quyền Bắc Kinh cũng đã được lấp đầy. Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến viếng thăm chính thức châu Phi đã tuyên bố sẽ nới khoản vay ưu đãi của Trung Quốc lên đến 30 tỷ USD, khoản tài chính này bị ràng buộc bởi những điều kiện phải được sự dụng để hiện thực hóa những dự án hạ tầng mà các công ty Trung Quốc thu lợi nhuận. Bằng cách này, các đối thủ cạnh tranh phương Tây bị đẩy bật ra khỏi thị trường lục địa đen.

Châu Phi ngày càng được Hán hóa

 2.500 doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào các cơ sở sản xuất nông nghiệp ở Namibia, vào khai thác mỏ và khoáng sản, dầu khí và Uranium – tổng thể chung khoảng 25 tỷ đô la. Điều đó dẫn đến một nhìn nhận rằng, Trung Quốc ở một cấp độ nhất định đã tạo ra một hình ảnh không mấy đẹp đẽ như các đại diện đế quốc thực dân kiểu mới.

Chiến lược “Con đường tơ lụa” định hướng đến mục tiêu kết nối thông qua hành lang kinh tế 40 quốc gia châu Á, châu Phi và châu Âu với tổng dân số lên đến 3 tỷ người, có nghĩa là ½ dân số hành tinh. Siêu cường thương mại số 1 thế giới và nền kinh tế thứ 2 thế giới tìm được con đường sử dụng sức mạnh kinh tế để tạo ra sự cất cánh vị thế địa chính trị.

Nhưng chiến lược của Trung Quốc phần nào đó cũng định hướng nhằm chống Mỹ. Bắc Kinh phản đối khối mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương, được thành lập bởi Washington bỏ qua Trung Quốc. Huo Jianguo, giám đốc bộ phận phân tích của Bộ Thương mại Trung Quốc đã chỉ trích dự án này. Bắc Kinh dự kiến lôi kéo các đối tác vào dự án “Con đường tơ lụa” như Indonesia, Malaisia và cố gắng thực hiện điều đó nhằm làm yếu đi ảnh hưởng của Mỹ, đang nỗ lực khẳng định vị thế của siêu cường Thái Bình Dương ở châu Á. 

Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam

Tỉnh Hải Nam sẽ trở thành “Cửa ngõ phía Nam” và được hưởng lợi từ việc hiện thực hóa “ Chiến lược con đường tơ lụa”, thành phố Tam Sa, hình thành từ chiếm đoạt sẽ trở thành trung tâm điều phối giao thông hàng hải, trung tâm cung cấp hậu cần kỹ thuật và thiên đường du lịch.

Đảo Phú Lâm (Việt Nam) được Trung Quốc đánh giá có ý nghĩa then chốt trong chiến lược “Con đường tơ lụa” trên biển, dù thực tế là năm 1974, sau một trận hải chiến ngắn, Trung Quốc đã chiếm quần đảo này một cách trái phép. Trong cuộc đấu tranh chính trị đối ngoại, Việt Nam đưa ra những bằng cứ chủ quyền xác thực trên đảo từ thế kỷ 17, Trung Quốc tuyên bố có những bằng cứ mơ hồ từ thế kỷ thứ 10 và hồ đồ khẳng định “bằng cứ của chúng tôi có đến 700 năm lâu hơn” một trong những quan chức bộ ngoại giao Trung Quốc nói.

Xung đột nhỏ có thể dẫn đến khủng hoảng  

Hiện nay, cái gọi là thành phố Tam Sa có một đường băng dài 2,5 km có thể cất hạ cánh các máy bay quân sự và dân sự, hệ thống trang thiết bị lọc nước biển, nhà máy điện và các cơ sở tái chế rác thải, điều này cho phép thành phố có thể tồn tại độc lập. Tam Sa thể hiện tuyên bố tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc trên 3 vùng quần đảo đá ngầm nước nông. Tam Sa được Bắc Kinh hình thành trái phép từ ba quần đảo mà Trung Quốc cưỡng đoạt chủ quyền bao gồm Hoàng Sa (Việt Nam), đảo cát ngầm Macclesfield Bank và Trường Sa (Việt Nam). 

Tân Hoa Xã dẫn tuyên bố: “ thành phố quản lý chủ quyền hành chính trên 200 hòn đảo, bãi cát ngầm và rặng san hô có diện tích 13 km2 và trên cơ sở đó quản lý chủ quyền hành chính trên 2 triệu km 2 vùng nước trong khu vực biển Đông, có nghĩa là cái thành phố tự xưng Tam Sa này quản lý một khu vực diện tích lớn gấp 6 lần nước Đức. Nhưng những tuyên bố của “thiên triều” không một quốc gia láng giềng nào có thể chấp nhận nổi.

Trung Quốc bỏ ngoài tai tất cả những lời phản đối mặc dù tại quần đảo Hoàng Sa Bắc Kinh cũng đánh chiếm được bằng vũ lực, chỉ sở hữu được có 7 rặng san hô trên Trường Sa.

Sau những đợt sóng phản đối Trung Quốc ở Việt Nam mà nguyên nhân là Bắc Kinh đưa dàn khoan dầu Hải dương Thạch du 981 vào khoảng cách 130 hải lý thuộc thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh ngang ngược đòi Việt Nam và Philiphines phải rút khỏi “các đảo chiếm đóng phi pháp” mặc dù chính Trung Quốc là kẻ đi xâm lược?!

Hơn thế nữa, Trung Quốc tuyên bố ý định đặt 3 dàn khoan dầu ở biển Đông. Vòng xoáy leo thang tiếp theo không cần phải đợi lâu. Các tàu vận tải Trung Quốc có sự yểm trợ của hạm đội tàu chiến đã xây dựng các đảo nhân tạo trên vùng nước Trường Sa. Manila cáo buộc Bắc Kinh tiến hành xâm chiếm chủ quyền bằng việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, hạ tầng cơ sở cho các căn cứ quân sự.

Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý hành chính. Những sự cố xung đột va chạm giữa các tàu tuần duyên của hai nước có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền.

Tổ chức Khủng hoảng Thế giới lên án những hành động bành trướng của Trung Quốc. Theo nhận xét của các thành viên tổ chức này, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về quy mô và sự không chắn chắn trong những tuyên bố đỏi hỏi chủ quyền và về sự ngạo mạn bá quyền của mình”.

Cận cảnh thực tế Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông
 (Còn tiếp)

Theo Die Welt, Đức