|
Năm 2015, tại Everett, bang Washington, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc xuất hiện trên màn hình lớn, đang chờ phát biểu với các công nhân viên của hãng Boeing. Ảnh: Thời báo New York. |
Tờ Thời báo New York Mỹ ngày 11/11 đăng bài viết của tác giả Keith Bradsher cho rằng trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump đã sử dụng những ngôn từ gay gắt nhất đổ lên đầu Trung Quốc, tuyên bố "chúng ta đã ở trong một cuộc chiến tranh thương mại", thậm chí đe dọa cho rằng "chúng ta có sức mạnh áp đảo Trung Quốc - sức mạnh kinh tế".
Là Tổng thống Mỹ, Donald Trump có khả năng lấy thương mại (một nền tảng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy trong ông) làm một vũ khí, làm thay đổi lớn hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng sẽ làm thay đổi các doanh nghiệp, ngành nghề và công nhân phụ thuộc vào hàng hóa vài trăm tỷ USD. Nhưng, kết quả có thể là hai bên đều "bị thương".
Cắt đứt thương mại sẽ không thể cứu vãn được công việc ngành chế tạo đã mất đi vài chục năm trước của Mỹ, do Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới. Một số ngành rời khỏi Mỹ mấy năm trước như sản xuất trang phục và một số ngành công nghiệp nhẹ, hiện đã bắt đầu rời khỏi Trung Quốc, chuyển tới khu vực khác có chi phí thấp hơn.
Áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc còn có thể chọc giận một chính quyền nổi tiếng với "chủ nghĩa dân tộc" về kinh tế.
Tuy nhiên đối với Bắc Kinh, hiện thực bất an là ông Donald Trump có đủ loại phương thức có thể tiến hành báo thù đối với Trung Quốc về thương mại.
Đối với những người ủng hộ ông, những hoạt động thương mại này không công bằng. Trung Quốc bán rất nhiều hàng hóa đến Mỹ, ông Donald Trump có thể thu thuế cao hơn đối với những hàng hóa này.
Cơ hội tiến hành báo thù của Trung Quốc sẽ hạn chế hơn. Bởi vì, hàng hóa Trung Quốc mua của Mỹ tương đối ít.
Nhưng, Trung Quốc có thể tiến hành một số cuộc "tấn công" mang tính chiến lược đối với các mục tiêu như Công ty Boeing, nhà chế tạo ô tô và nông dân Mỹ.
Chẳng hạn, Bắc Kinh tiến hành kiểm soát chặt chẽ đối với công ty hàng không Trung Quốc, khi các quan chức cảm thấy Washington không phối hợp lắm, chuyển sang ký hợp đồng với đối thủ Airbus ở châu Âu.
Ông Hà Vĩ Văn, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ từng nói: "Công ty Boeing than phiền 'chúng tôi và Trung Quốc luôn là bạn rất tốt. Tại sao luôn lấy chúng tôi làm bia ngắm?'".
Hiện nay, ông Hà Vĩ Văn là chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Mỹ-Âu, Hội nghiên cứu thương mại quốc tế Trung Quốc.
Trung Quốc còn có thể phávỡ nghiêm trọng chuỗi cung ứng khổng lồ nhưng yếu ớt của rất nhiều sản phẩm như iPhone và linh kiện ô tô. 6 năm trước, Trung Quốc tiến hành hạn chế đối với xuất khẩu những khoáng sản rất quan trọng, từng gây ra sự phản đối mạnh mẽ đối với các nhà chế tạo toàn cầu.
Các dấu hiệu sơ bộ cho thấy thương mại có thể sẽ chiếm vị trí nổi bật trong chương trình nghị sự với Trung Quốc ở Nhà Trắng. Trong khi đó, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, chương trình nghị sự này chủ yếu bị chi phối bởi các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Đông Á và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Ông Donald Trump đã chuẩn bị để Dan DiMicco - người làm CEO lâu dài của doanh nghiệp sắt thép và là nhà phân tích thương mại - thực hiện các công việc thương mại trong chính phủ trong thời gian quá độ, điều này đã phát đi tín hiệu tương đối mạnh mẽ.
Trong blog cá nhân toàn dấu chấm than, Dan DiMicco quy trách nhiệm sự suy thoái của công nghiệp Mỹ cho hành vi lừa đảo của các đối tác thương mại, nhất là Trung Quốc.
"Bà Hillary Clinton nói chính sách thương mại của Donald Trump sẽ gây ra 'chiến tranh thương mại', nhưng bà không ý thức được chúng ta đã ở trong chiến tranh thương mại" - Dan DiMicco viết trên blog của mình vào mùa hè năm 2015.
Dan DiMicco viết: "Ông Donald Trump rõ ràng biết rõ điều này, ông sẽ nỗ lực chấm dứt 'cuộc chiến thương mại của chủ nghịa trọng thương' Trung Quốc! Một cuộc chiến tranh nhằm vào chúng ta gần 20 năm!".
Vài ngày qua, Trung Quốc nhấn mạnh rằng một mối quan hệ Trung-Mỹ lành mạnh sẽ làm cho hai bên được lợi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng vào thứ Năm cho biết "Phát triển quan hệ Trung - Mỹ lành mạnh, ổn định lâu dài phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước"; đồng thời còn cho biết "bất cứ nhà chính trị nào của Mỹ, chỉ cần xuất phát từ lợi ích của nhân dân nước mình, đều sẽ áp dụng một chính sách có lợi cho hợp tác kinh tế thương mại Trung - Mỹ".
Mấy năm gần đây, quan điểm của Donald Trump đã chệch xa lập trường thương mại tự do của Đảng Cộng hòa, có dấu hiệu quay trở lại lập trường cứng rắn hơn thời kỳ chính quyền Ronald Reagan. Chính quyền Ronald Reagan trước đây đã nhiều lần áp dụng hành động đối với Nhật Bản trong vấn đề thương mại.
Từ sau Tổng thống Ronald Reagan, chính quyền Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ luôn không sẵn sàng lắm với việc đối kháng lại các nước có thể đang trợ cấp hoặc bán phá giá hàng xuất khẩu, có thể do chứng cứ không chính xác hoặc tồn tại rủi ro phá hoại quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ chiến lược.
"Đây là thứ bạn cần học được ở Viện Pháp luật, là thứ bạn cần biết trong giai đoạn đầu tiến hành công việc pháp lý" - Alan H. Price, một luật sư lâu năm đến từ Ban Sắt thép và Nhôm - Văn phòng luật sư Wiley Rein nói.
Khi sử dụng, những biện pháp này có lúc được cho là hoàn toàn không có tác dụng.
Một ví dụ hiếm thấy là sau khi Tổng thống Obama lên nắm quyền không lâu, đã sử dụng quyền lực của mình tiến hành thu thuế ở mức cao nhất 35% đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Hành động này dẫn tới Trung Quốc thu thuế cao đối với các hàng hóa Mỹ như thịt gà và sản phẩm ô tô.
Hai nước đều khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một tổ chức thông thường đều đứng về phía Mỹ.
Cách làm này giúp cho lốp xe do Mỹ sản xuất gia tăng, nhưng lốp xe nhập khẩu từ các nước khác tăng thậm chí nhanh hơn. Sau đó, chính quyền Barack Obama trở nên thận trọng với việc sử dụng hạn chế thương mại để thách thức Trung Quốc.
Bất kể hành động thương mại nào của ông Donald Trump trong tương lai cũng sẽ đối mặt với hạn chế.
Năm nay, ông từng đề xuất thu thuế 45% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Nhưng, sau đó, ông tránh nói đến chi tiết, hơn nữa ông cũng không có quyền lực lớn lắm để có thể làm như vậy.
Luật pháp cho phép ông chỉ có thể tiến hành thu thuế cao nhất 15% đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời gian dài nhất 150 ngày, trừ phi tuyên bố đất nước bước vào tình trạng khẩn cấp. Bộ luật khác quy định, ông chỉ có thể tiến hành thu thuế đối với các hàng hóa mục tiêu.
Nếu Donald Trump muốn nhanh chóng phát đi tín hiệu thể hiện tư thế cứng rắn, ông có thể sẽ áp dụng hành động đối với sắt thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc. Chính quyền Barack Obama luôn lấy việc trung Quốc trợ cấp xuất khẩu nhôm làm lý do, chuẩn bị tiến hành kiện lên WTO.
Ngoài ra, Mỹ, Nhật Bản và EU đã phản đối cho rằng trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc đã làm cho ngành sản xuất sắt thép của nước này quá dư thừa, hàng năm bán vài triệu tấn hàng thừa cho thị trường toàn cầu.
Xét đến số lượng hàng hóa xuất khẩu tới Mỹ, Trung Quốc càng dễ bị ảnh hưởng. Hơn 10 năm qua, Trung Quốc cứ nhập khẩu 1 USD hàng hóa từ Mỹ thì họ xuất khẩu khoảng 4 USD hàng hóa sang Mỹ. Xuất khẩu vào Mỹ chiếm khoảng 4% kinh tế Trung Quốc, trong khi đó xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là 2/3 của 1% tỷ lệ trong kinh tế Mỹ.
Hà Vĩ Văn, cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi không có nhiều thủ đoạn dùng để báo thù, bởi vì quy mô xuất khẩu của chúng tôi lớn hơn quy mô nhập khẩu".
Nhưng, Trung Quốc vẫn có thể gây khó khăn cho một số lĩnh vực nhạy cảm cung cấp việc làm tại Mỹ, chẳng hạn máy bay chở khách phản lực của hãng Boeing.
Đối với kết quả cuộc bầu cử tại Mỹ vừa qua, hãng Boeing cho biết: "Chúng tôi bày tỏ chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Donald Trump và các nghị sĩ Quốc hội mới trúng cử, đồng thời trông đợi hợp tác với họ, bảo đảm cho chúng ta có thể tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, bảo vệ người dân của chúng ta".
Các hãng ô tô Mỹ như General Motors và Ford Motor coi Trung Quốc là một nước lớn của tiêu dùng. Để cung ứng cho thị trường Trung Quốc, họ chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng rất nhiều công việc thiết kế và kỹ thuật vẫn tiến hành ở Mỹ.
Trung Quốc có thể thông qua áp dụng các chính sách có lợi cho các đối thủ cạnh tranh châu Âu, nhất là Volkswagen và Mercedes-Benz để tấn công các doanh nghiệp ô tô Mỹ.
Các công ty Mỹ khác có thể sẽ không phản đối hạn chế thương mại như trước đây. Một số công ty Mỹ luôn khó có thể mở ra con đường tiêu thụ ở Trung Quốc. Sau khi Edward Snowden tiết lộ tin tức tình báo của Mỹ ở Trung Quốc, Bắc Kinh trao hợp đồng cho các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cũng đưa lượng lớn đầu tư ngân hàng từ phố Wall chuyển sang cho đối thủ cạnh tranh ở trong nước.
Nông dân Mỹ hoan nghênh Trung Quốc mua sắm, nhưng vẫn chưa rõ khả năng thiệt hại gây ra bởi bất cứ tranh chấp thương mại nào. Thị gà, đậu nành, ngô và các thực phẩm khác là hàng hóa chủ lực trong giao dịch trên thị trường thế giới, nông dân thường có thể bán chúng ở các khu vực khác.
Đối với người dân Mỹ, hàng hoá Trung Quốc luôn có tác dụng kiềm chế vật giá. Nhưng, cùng với việc chi phí nhân công Trung Quốc tăng lên, sự mở rộng ngành chế tạo ở các đối thủ cạnh tranh như Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ, tác dụng kiềm chế vật giá của hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang giảm đi.
Vũ khí tiềm tàng lớn nhất của Trung Quốc là thông qua tạm dừng xuất khẩu các vật liệu hoặc linh kiện quan trọng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng của các công ty xuyên quốc gia. Nhưng, điều này có khả năng gây thiệt hại cho uy tín của Trung Quốc với tư cách là một nước cung ứng đáng tin cậy.
Hà Văn Vĩ nói: "Hiện nay, tôi cho rằng chúng ta sẽ không đi đến bước này, bởi vì còn có không gian đàm phán rất lớn. Nếu đến lúc vạn bất đắc dĩ, cái gì cũng có thể cân nhắc".