Nếu so với tháng trước đó, CPI của Trung Quốc nhích nhẹ 0,1%, đánh dấu mức tăng đầu tiên sau 3 tháng. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) - thước đo chi phí hàng hóa tại cổng nhà máy - trong tháng 9/2023 đã giảm 2,5%, so với mức giảm 3% trong tháng 8.
Giá tiêu dùng không thay đổi trong tháng 9 là do cơ sở so sánh cao so với năm ngoái, theo Dong Lijuan, chuyên gia thống kê của NBS. Bà cho rằng giá thực phẩm tăng chậm hơn là do nguồn cung dồi dào tại thời điểm trước dịp Tuần lễ Vàng.
Thông tin này được công bố trong bối cảnh lo ngại kéo dài về nền kinh tế Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng bất động sản và niềm tin suy giảm vẫn đang đè nặng lên mọi khía cạnh, từ thị trường chứng khoán đến giá cả hàng hóa.
Người tiêu dùng Trung Quốc đi du lịch và chi tiêu ít hơn trong Tuần lễ Vàng năm nay, so với kỳ vọng của chính phủ, trong khi doanh số bán nhà ảm đạm làm dấy lên lo ngại về việc liệu có cần thêm các gói hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng hay không.
Đầu tuần này, Bloomberg đưa tin rằng Chính phủ Trung Quốc đang xem xét về việc nâng thâm hụt ngân sách trong năm nay, như một phần trong kế hoạch tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng – một biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng khoảng 5%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay từ 5,2% xuống còn 5%, và trong năm tới là từ 4,5% xuống 4,2%. Nền kinh tế Trung Quốc đang mất động lực do suy giảm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và giá nhà ở giảm, ảnh hưởng tới nguồn thu của chính quyền địa phương từ việc mua bán đất đai, theo IMF./.
Citigroup nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc
Dư cung nhà ở Trung Quốc : 1,4 tỉ người cũng không lấp hết được nhà bỏ trống
Trung Quốc liên tiếp bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ, lượng nắm giữ hiện ở mức thấp kỷ lục
Theo Bloomberg