Để giữ thể diện khi vụ điều tra thất bại trong việc tạo ra những bằng chứng mạnh mẽ cáo buộc có thông đồng trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump và người Nga, tầng lớp tinh hoa của Mỹ đã lựa chọn buộc tội các nhân viên tình báo Nga can thiệp vào cuộc bầu cử. Và tất nhiên, vẫn không có bằng chứng xác thực cho việc vày.
Giữa làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong nước Mỹ về sự thất bại khi cung cấp bằng chứng xác thực có sự thông đồng với nước Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 ở thời điểm ông Trump đang chuẩn bị có cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki, phe phái ngầm trong nước Mỹ đã sử dụng phương sách "xấu chơi" với phương pháp bạo tay nhất trong lịch sử chính trị hiện đại: Con bài "đổ lỗi cho Nga".
Vào ngày 13.7 (3 ngày trước cuộc họp thượng đỉnh), Phó tổng chưởng lý Rod Rosenstein tuyên bố buộc tội 12 nhân viên thuộc tổ chức tình báo quân sự Nga GRU vì "âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016".
Ngày 13.7, Phó tổng Chưởng lý Rod Rosenstein cáo buộc 12 nhân viên tình báo Nga âm mưu can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016.
|
Theo 29 trang cáo trạng, các bị cáo đã tạo ra những tài khoản trực tuyến giả xâm nhập các máy tính của Ủy ban Dân chủ Quốc gia cũng như máy tính của ông John Podesta người phụ trách chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton. Vụ "hack" đã dẫn đến việc Wikileaks tiết lộ hàng chục nghìn email bị trộm.
Những cuộc hội thoại tiết lộ những hành động phạm tội của Ủy ban Đảng Dân chủ Quốc gia DNC, bao gồm cả việc công khai chống lại ứng viên chủ tịch Đảng Dân chủ Bernie Sanders để ủng hộ bà Hillary Clinton, cũng như chứng cứ rằng bà Clinton đã được cung cấp những câu hỏi trong cuộc tranh luận trước công chúng chống lại ông Donald Trump. Những phát hiện nghiêm trọng này đã bị dẹp sang bên lề giữa một cơn bão gọi là bê bối Nga (Russiagate).
Bộ Ngoại giao Nga kịch liệt phản đối những cáo buộc và nói rằng nó là những nỗ lực sắp xếp bởi "những lực lượng chính trị có ảnh hưởng trong nước Mỹ chống lại việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước, đã công khai truyền bá những điều vu khống trong 2 năm qua". "Mục tiêu của vụ 'tấn công thông tin' là để tạo ra áp lực trước khi cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ diễn ra", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố và viện dẫn tới cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Putin và ông Trump.
Thực tế, những cáo buộc đưa ra với người Nga có nhiều kẽ hở vì rất nhiều lý do đáng tin.
Julian Assange khẳng định nguồn tin trên WikiLeaks không đến từ nước Nga hay người Nga.
|
Đầu tiên, cáo buộc không đứng vững với việc đề cập tới WikiLeaks và cách WikiLeaks sở hữu thông tin. Nhà sáng lập Wikileaks, Julian Assange hiện đang sống tại sứ quán Ecuador tại London trong hơn 4 năm nay vì lo sợ bị dẫn độ về Mỹ đã phủ nhận bất cứ đảng phái nào có trách nhiệm cho vụ "tiết lộ thông tin". Ông Assange đã trở lời phỏng vấn của Sean Hannity thuộc tờ Fox News: "Chúng tôi không vui và cảm thấy phải nói rằng đó không phải là một nước... Bình thường, chúng tôi sẽ không nói gì hết. Chúng tôi... có lợi ích rất lớn để phải bảo vệ các nguồn tin. Chúng tôi không bao giờ nói điều gì về họ, không bắt ai phải vào hay ra".
Craig Murray, cựu đại sứ Anh quốc tại Uzbekistan, hiện đang đỡ đầu cho WikiLeaks đã tiết lộ rằng ông biết nguồn tin: "Tôi biết ai tiết lộ chúng... Tôi đã gặp người tiết lộ thông tin và họ không phải là người Nga hay ở trong nước Nga. Đây là một vụ tiết lộ, không phải là 'hack'. Đó hoàn toàn là hai điều khác nhau".
Với những người muốn có bằng chứng trước khi nhanh chóng hành động và buộc tội một cách sai lầm cho ai đó - trong trường hợp này là một cường quốc hạt nhân, họ có cùng quan điểm với Devin Nunes là chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện đã nói rằng: "Tôi sẽ là người đầu tiên tới và chỉ ra nước Nga nếu có bằng chứng rõ ràng nhưng không có bằng chứng rõ rệt, kể cả bây giờ. Có rất nhiều những lời bóng gió, rất nhiều những chứng cớ gián tiếp. Vậy đấy".
Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ Devin Nunes nói không có bằng chứng xác thực trong vụ cáo buộc người Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.
|
Thứ hai, theo một phân tích độc lập của một nhóm gọi là Tình báo chuyên nghiệp kỳ cựu dành cho sự đúng đắn (VIPS), các máy chủ tên miền DNS bị xâm nhập không phải thông qua "hack" từ bên ngoài Đảng Dân chủ mà thông qua "vụ tiết lộ" - một "việc làm tay trong".
"Sau khi kiểm tra siêu dữ liệu (metadata) từ 'Guccifer 2.0' trong vụ xâm nhập ngày 5.7.2016 vào máy chủ của Đảng Dân chủ, các nhà điều tra không gian mạng độc lập đã kết luận rằng có tay trong copy dữ liệu của DNC vào một thiết bị lưu trữ ngoài". Nhóm điều tra tính cả thành viên là William Binney - một cựu nhân viên phân tích NSA làm kiểm soát viên đã viết trong một lá thư gửi cho tổng thống Trump có nội dung: "Chi tiết quan trọng trong công tác tìm kiếm... là kết luận dữ liệu của DNC đã bị copy vào một thiết bị lưu trữ với tốc độ cao hơn rất nhiều so với đường truyền internet hay một vụ 'hack' từ xa có thể thực hiện. Quan trọng không kém là những bằng chứng cho thấy vụ copy được thực hiện ở vùng bờ đông nước Mỹ".
Nhóm VIPS nói rằng những kênh truyền thông chính từ chối đưa tin về những gì nhóm này tìm thấy.
Thứ ba, Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI chưa bao giờ tiếp cận máy chủ của DNC để tổ chức thực hiện các công tác điều tra mà thay vào đó dựa vào những văn bản copy được cung cấp bởi công ty an ninh mạng CrowdStrike do DNC thuê. Trong khi, DNC là mục tiêu của cuộc điều tra thì CrowdStrike được thuê để thực hiện điều tra nội bộ cho họ. Nói cách khác, có khả năng chứng cứ đã được làm giả.
Theo cựu giám đốc FBI James Comey thì FBI không trực tiếp tiếp cận máy chủ của Đảng Dân chủ.
|
Trong phiên điều trần tại Ủy ban tình báo Hạ viện, cựu giám đốc FBI James Comey đã nói: "Chúng tôi có những chứng cớ pháp lý từ những nhà chuyên nghiệp mà họ thuê. Cách tốt nhất vẫn là tự tiếp cận các máy chủ nhưng người của tôi nói rằng những người này là một sự thay thế tích hợp".
Cần suy xét vấn đề: FBI theo đuổi cuộc điều tra xem Nga và ông Trump có sự thông đồng hay không mà không tiếp cận trực tiếp tới chứng cứ chính là những máy chủ của DNC, đồng thời lại cho phép một bên thứ ba rõ ràng yếu kém hơn cung cấp bằng chứng. Và hãy so sánh các tiêu chuẩn chuyên nghiệp trong vụ điều tra email của bà Clinton cùng cách hành xử thô bạo của FBI với luật sư riêng của ông Donald Trump.
Nghi ngờ ông Cohen đã trả tiền cho ngôi sao phim nóng Stormy Daniels để bưng bít cáo buộc ông Trump có quan hệ tình ái với cô này, các đặc vụ FBI đã đột kích vào văn phòng luật của Cohen tại Manhattan trong một nỗ lực tìm kiếm chứng cứ. Vậy tại sao, cũng cùng một lực lượng như vậy lại không có hành động gì với bà Hillary Clinton hay DNC đặc biệt khi tính đến lực độ nghiêm trọng của vụ án? Rõ ràng, tồn tại một thiên kiến về chính trị với mức độ không nhỏ tại đây.
Cuối cùng, bản thân FBI đang bị điều tra do thiên kiến trong vụ điều tra bê bối Nga từ ít nhất hai thành viên là Peter Strzok - phó trợ lý giám đốc FBI và Lisa Page - một luật sư của FBI đồng thời cũng là tình nhân của ông Strzok. Hai người đã gửi đi tới 50.000 tin nhắn trong cuộc bầu cử tổng thống 2016 và năm đầu trong nhiệm kỳ của ông Trump, rất nhiều tin nhắn có tính chất chống ông Trump dữ dội.
Bà Hillary Clinton bị cho là đã phạm luật khi sử dụng email cá nhân để trao đổi công việc khi đang là Ngoại trưởng Mỹ.
|
Strzok có dính líu tới vụ điều tra việc bà Clinton sử dụng email cá nhân (không có cáo buộc chống lại bà trong khi bà đã làm sai luật khi còn là Ngoại trưởng Mỹ), cũng như vụ điều tra đang diễn ra về khả năng có kết nối giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với người Nga.
Đây là xu hướng chính trị mà chính quyền Trump phải đối đầu trong gần 2 năm - một sự cố gắng toàn diện và không ngừng nghỉ của Đảng Dân chủ. Và hiện tại, khi có một cơ hội nhỏ nhất để cải thiện quan hệ Mỹ-Nga, Phó tổng chưởng lý Rod Rosenstein lại đưa ra cáo buộc 12 nhân viên tình báo quân sự Nga, nhằm hủy hoại cuộc họp thượng đỉnh Putin-Trump.