|
Ngày 26/12, Tổng thống Philippines Duterte dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ nếu Mỹ không cung cấp vaccine COVID-19 (Ảnh: Getty). |
Theo trang tin Hồng Kông Dongfang ngày 27/12, Tổng thống Duterte hôm 26/12 đã nói thẳng thừng: "Nếu Hoa Kỳ không thể cung cấp ít nhất 20 triệu liều vaccine SARS-CoV-2, họ phải rời khỏi nơi này. Không có vaccine thì không thể ở lại". Tuyên bố này đã được nhiều quan chức ủng hộ. Ông Carlito Galvez Jr., người phụ trách kế hoạch tiêm chủng quốc gia, từng nói rằng một thỏa thuận có thể được ký vào tháng tới để mua vaccine của hãng dược Pfizer của Mỹ.
Theo các cơ quan truyền thông Philippines, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này lo ngại về sự ổn định của vaccine nước ngoài trước điều kiện khí hậu của Philippines cùng tính hiệu quả của chúng đối với người châu Á, đồng thời nhấn mạnh mong muốn đảm bảo rằng vaccine được đăng ký ở các quốc gia khác giống như vaccine được sử dụng ở Philippines. Ông Duterte cũng đã tiết lộ nhiều binh sĩ Philippines đã được tiêm loại vaccine do Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) cho phép quân đội Mỹ tập trận tại Philippines. Ông Duterte vào đầu năm nay đã ra lệnh chấm dứt, nhưng sau đó quyết định hoãn hủy bỏ thỏa thuận và trì hoãn thực hiện nhiều lần.
|
Tổng thống Philippines dùng vaccine chống COVID-19 để mặc cả trong quan hệ quân sự với Mỹ (Ảnh: Dwnews). |
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều cùng ngày 27/12 đưa tin thêm, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 26/12 đã tổ chức một cuộc họp về vaccine với các thành viên trong nội các chính phủ Philippines và các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm vào ngày 26/12. Tại hội nghị, ông Duterte đề xuất yêu cầu Mỹ phải cung cấp cho Philippines ít nhất 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Theo báo Philippine Daily Inquirer ngày 27/12, ông Duterte đã tổ chức một cuộc họp với các thành viên trong nội các chính phủ Philippines và các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Cung điện Malacanang vào hôm 26/12. Ông Duterte còn thảo luận về việc mua sắm vaccine phòng COVID-19 của Philippines.
Ông Carlito Galvez, người phụ trách Dự án Tiêm chủng Quốc gia Philippines nói với ông Duterte tại cuộc họp này rằng Philippines sẽ ký thỏa thuận mua vaccine với các công ty Pfizer và Novosibirsk vào tháng 1/2021.
Về vấn đề này, ông Duterte nói với Galves rằng không nên quá lo lắng về giá thành của vaccine và nên mua vaccine trên thị trường càng sớm càng tốt vì "đây là tình hình khẩn cấp".
|
Ngày 21/12,ông Joe Biden đã tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một bệnh viện ở Delaware (Ảnh: AP). |
Tại cuộc họp, Tổng thống Duterte cũng yêu cầu ông Eric Domingo, Giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines, không được trì hoãn việc phê duyệt vaccine đã được các cơ quan giám quản của chính phủ Mỹ và Anh phê duyệt.
Khi ông Domingo nói rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines sẽ nghiêm khắc hơn trong việc phê duyệt vaccine của Trung Quốc, ông Duterte đã tiết lộ rằng nhiều người Philippines đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 của công ty Sinovac Trung Quốc.
Ông Duterte nói: "Tôi cần phải thẳng thắn, tôi phải nói sự thật. Tôi sẽ không nói dối. Nhiều binh sĩ của chúng ta đã được tiêm phòng vaccine Trung Quốc. Hiện tại chỉ có một số binh sĩ đã được tiêm phòng, không phải tất cả các binh sĩ đã được tiêm phòng vì đây chưa phải là một chính sách đã được xác định".
Ngoài việc tiết lộ một số thành viên quân đội Philippines đã được tiêm vaccine, ông Duterte còn công khai kêu gọi chính phủ Mỹ, yêu cầu Mỹ cung cấp cho Philippines ít nhất 20 triệu liều vaccine COVID-19, nếu không ông sẽ chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) hay còn gọi là Hiệp định thăm viếng quân sự với Mỹ.
Ông Duterte nói tại cuộc họp: "Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) sắp hết hạn. Nếu Mỹ không thể cung cấp ít nhất 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19, thì tốt nhất là họ (quân đội Mỹ) nên rời đi". Tin cho biết những lời này của ông đã được các quan chức tham dự hội nghị vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
|
Ông Duterte tiết lộ nhiều binh sĩ Philippines đã được tiêm vaccine COVID-19 của Sinovac, Trung Quốc (Ảnh: CCTV). |
Trước đó, Philippines được cho là đã thất bại trong các cuộc đàm phán về mua 10 triệu liều vaccine Pfizer của Mỹ. Cho đến nay, Philippines mới chỉ nhận được 2,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19 từ AstraZeneca dưới dạng tài trợ từ khu vực tư nhân.
Được biết, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã chấp thuận cho phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine Pfizer và Modena, hai loại vaccine này được quốc tế ưa chuộng và nhiều quốc gia và khu vực đã lần lượt chấp thuận sử dụng.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine phòng COVID-19 của Pfizer và Modena có hai điểm yếu chết người. Đó là yêu cầu nhiệt độ bảo quản lạnh quá thấp và không thể sản xuất kịp thời với số lượng lớn.