Quyết định trên được thông qua trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải theo đó Phó Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam thực hiện thoái vốn tại 7 Công ty cổ phần.
Cụ thể là Tổng công ty Công trình đường sắt; Công trình 6; Đầu tư và Xây dựng công trình 3; Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải; Đầu tư công trình Hà Nội; Vận tải và Thương mại đường sắt và Công ty cổ phần Toa xe Hải Phòng.
Trước đó, tại Nghị quyết số 16-14/NQ-HĐTV cũng quy định, Tổng công ty đường sắt Việt Nam phải thoái toàn bộ vốn góp tại 10 công ty cổ phần bao gồm: Công ty cổ phần Đá Mỹ Trang; Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội; Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội; Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng công trình 1; Công ty cổ phần Viễn thông tín hiệu đường sắt; Công ty cổ phần Vĩnh Nguyên; Công ty cổ phần Xây dựng công trình Đà Nẵng; Công ty cổ phần Xây lắp và cơ khí cầu đường; Công ty cổ phần công trình II; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị đường sắt.
Tổng công ty Đường sắt cũng sẽ thoái về dưới 30% vốn điều lệ tại 3 công ty cổ phần gồm Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 3; Công ty cổ phần Tổng công ty công trình đường sắt; Công ty cổ phần Công trình 6.
Ngoài ra, Tổng công ty đường sắt cũng thoái dưới 20% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải.
Theo quyết định tái cơ cấu, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Đường sắt là kinh doanh vận tải đường sắt, quản lý khai thác đảm bảo hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, điều hành giao thông đường sắt, đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, chế tạo đóng mới sửa chữa các thiết bị đường sắt…
Theo Bizlive