Infographic Toàn cảnh xuất khẩu vũ khí của ba siêu cường hàng đầu thế giới

Mỹ, Nga, Trung Quốc là những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Họ chiếm thị phần và lợi nhuận nhiều nhất: Thương mai vũ khí quốc tế tăng 16% giai đoạn 2010-2014 so với giai đoạn 2005-2009, thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Thống kê cho thấy sự bùng nổ của nhập khẩu vũ khí Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Thị phần xuất khảu Trung Quốc chiếm 5% giá trị giai đoạn từ 2010-2014 trong khi ở giai đoạn 2005-2009, vũ khí made in China chỉ chiếm có 3%. 

Nhưng Trung Quốc còn rất xa mới đuổi kịp được Mỹ và Nga. Washington chiếm đến 31% thị phần nhập khẩu vũ khí trang bị trong giai đoạn 2010-2014, còn Moscow chiếm  27%. 

Các cường quốc này có khách hàng trên toàn thế giới. Bản sơ đồ này cho thấy ảnh hưởng địa chính trị của ba nhà sản xuất vũ khí lớn trong năm 2014:

Thị trường thương mại vũ khí trên thế gới hướng về các cường quốc xuất khẩu vũ khí theo xu hướng vị thế địa chính trị của cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hoặc họ muốn có ảnh hưởng. Có thể thấy được, các nước NATO, ngoại trừ Hungary nghiêng về Nga, Mexico, các nước thuộc khu vực châu Á có những quan ngại với Trung Quốc đều mua sắm vũ khí Mỹ, chứ không nhập khẩu vũ khí từ hai nhà xuất khẩu còn lại.

Tương tự như vậy, các nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ mua vũ khí chỉ từ Moscow, với một ngoại lệ khá ngạc nhiên là Uzbekistan.

Nhìn chung, Trung Quốc và Nga vượt Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho các nước được cho là có vấn đề về nhân quyền.  Angola, Iran, Sudan mua tất cả các loại vũ khí chỉ từ cả Nga và Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã sử dụng khả năng cung cấp vũ khí giá rẻ để gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi cận Sahara. Từ phần còn lại của thế giới này  Bắc Kinh muốn có được nguồn  tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ và các thị trường có lượng người tiêu dùng ngày càng tăng - cũng như các dự án cung cấp năng lượng. Trung Quốc đã bán vũ khí cho 9 quốc gia tiểu vùng Sahara và là người duy nhất trong các nhà xuất khẩu cung cấp vũ khí cho Nam Sudan, quốc gia mà ngành công nghiệp dầu mỏ và vị thế trên trường quốc tế đang bị đe dọa bởi nội chiến.

Ấn Độ lại là một ví dụ thú vị về vai trò buôn bán vũ khí đóng trong sử dụng ảnh hưởng địa chính trị. New Delhi thường xuyên đe dọa sẽ gần gũi hơn với Nga hay Mỹ để có được lợi ích cung cấp vũ khí từ các nước khác nhau. Ví dụ, Ấn Độ là đồng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Nga nhưng tại cùng thời điểm, Mỹ và Ấn Độ thảo luận việc hợp tác đóng các tàu sân bay.

Trong giai đoạn 2010-2014, châu Á và châu Đại Dương là khu vực nhập vũ khí với số lượng lớn, chiếm 48% số lượng vũ khí nhập khẩu toàn cầu.

Theo: QPAN