Thực hư thông tin Nga mua tên lửa và đạn pháo của Triều Tiên

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo New York Times , các cơ quan tình báo Mỹ cho biết Nga đang mua tên lửa và đạn của Triều Tiên. Chính phủ Mỹ trước đó xác nhận Nga đã mua máy bay không người lái từ Iran và sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
 New York Times ngày 5/9 dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nói Nga đang mua tên lửa và đạn pháo của Triều Tiên để sử dụng cho cuộc chiến ở Ukraine (Ảnh: KCNA).
New York Times ngày 5/9 dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nói Nga đang mua tên lửa và đạn pháo của Triều Tiên để sử dụng cho cuộc chiến ở Ukraine (Ảnh: KCNA).

New York Times ngày 5/9 dẫn lời các chuyên gia tình báo Mỹ cho rằng việc Nga mua tên lửa và đạn pháo của Triều Tiên cho thấy dường như Nga không thể sản xuất được những vật liệu đơn giản nhất cần thiết để tiến hành chiến tranh.

Truyền thông Mỹ, Anh thổi phồng chuyện Nga mua tên lửa và đạn của Triều Tiên

Tờ Times của Anh cũng dẫn lời các quan chức chính phủ Mỹ nói rằng vụ mua bán này của Nga cho thấy các lệnh trừng phạt đã có tác dụng năng lực của Nga ở Ukraine đang giảm dần.

Theo Times, thông tin tình báo mới được giải mật của Mỹ không cung cấp thêm thông tin chi tiết ngoại trừ việc các mặt hàng do Nga mua bao gồm tên lửa và đạn pháo. Nga có khả năng sẽ mua sắm nhiều hơn thiết bị quân sự như vậy.

Những gì Reuters biết được từ quan chức Mỹ vào tháng trước là các máy bay không người lái mà Nga mua của Iran đã "nhiều lần gặp trục trặc". Nga có thể có kế hoạch mua hàng trăm chiếc Mohajer-6 và các máy bay không người lái Shaheed, quan chức này cho biết.

Đầu tháng 8, Chính phủ Mỹ đã xác nhận tin của giới tình báo nói Nga mua hàng trăm máy bay không người lái của Iran (Ảnh: Đông Phương).

Đầu tháng 8, Chính phủ Mỹ đã xác nhận tin của giới tình báo nói Nga mua hàng trăm máy bay không người lái của Iran (Ảnh: Đông Phương).

New York Times cho biết, ít nhất cho đến nay, các biện pháp trừng phạt kinh tế rộng rãi mà phương Tây áp đặt lên Nga vẫn chưa thể làm tê liệt nền kinh tế Nga. Thay vào đó, giá năng lượng tăng do chiến tranh ở Ukraine đã làm đầy ắp kho bạc của Nga, giảm nhẹ tác động của việc các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống Swift và bị hạn chế xuất nhập khẩu. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với giới tài phiệt Nga không làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin.

Moscow từng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp vật tư quân dụng cho quân đội Nga. Nhưng các quan chức Mỹ gần đây xác nhận rằng, tuy Trung Quốc sẵn sàng mở rộng mua dầu của Nga, nhưng ít nhất là cho đến nay, Bắc Kinh vẫn tuân theo các biện pháp kiểm soát xuất khẩu quân sự chống lại Nga và không có ý cố gắng bán trang thiết bị hoặc linh kiện quân sự cho Nga.

Tờ New York Times dẫn lời các chuyên gia cho rằng việc Nga mua tên lửa và đạn dược của Triều Tiên cho thấy dường như Nga không thể sản xuất được những vật liệu đơn giản nhất cần thiết để tiến hành chiến tranh.

Trong thời gian gần đây, quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công ở một số khu vực, bao gồm cả Kherson, đồng thời sử dụng hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng cơ động cao HIMARS do Mỹ cung cấp để tăng cường cuộc tấn công nhằm vào các kho đạn của Nga.

Không vẫn rõ hiệu quả của các loại vũ khí của Triều Tiên như thế nào, nhưng New York Times chỉ ra rằng Triều Tiên có một kho đạn dược dự trữ rất lớn.

Mấy năm gần đây, Triều Tiên thường xuyên thử nghiệm các dàn pháo phản lực cỡ nòng lớn (Ảnh: QQ).

Mấy năm gần đây, Triều Tiên thường xuyên thử nghiệm các dàn pháo phản lực cỡ nòng lớn (Ảnh: QQ).

Thông tin này liệu có đáng tin cậy?

Trang tin QQ của Trung Quốc ngày 6/9 đăng bài bày tỏ hoài nghi về thông tin đăng trên New York Times. Bài báo viết, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã diễn ra nửa năm, để kéo Nga vào vũng lầy chiến tranh, các nước NATO do Mỹ đứng đầu đã nỗ lực cung cấp cho Ukraine viện trợ quân sự và tài chính đầy đủ với hy vọng trước khi Ukraine kiệt quệ, mũi nhọn tấn công của quân đội Nga sẽ bị bẻ gẫy, để quân đội Nga không bao giờ có thể đe dọa NATO nữa; nhưng xét từ hiệu quả thực tế, điều đó dường như không hiệu quả như người Mỹ mong muốn.

Dù xét từ khía cạnh nào thì quân đội Nga vẫn chiếm ưu thế toàn diện so với quân đội Ukraine về sức mạnh quân sự, hỏa lực, trang bị kỹ thuật và tỷ lệ trao đổi. Mấy ngày qua, quân đội Ukraine đã sử dụng vật tư tích trữ mấy tháng nay để phát động cuộc phản công ở Kherson, bị thương vong hàng nghìn người nhưng không thu được kết quả đáng kể. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ và NATO đương nhiên đang cố gắng tìm cách bù đắp, cứu vãn thể diện và tìm lý do bào chữa cho mình. Có ý kiến cho rằng, tờ New York Times đăng bài báo này với ý nói quân đội Nga thực sự đã bị suy yếu bởi cuộc chiến Ukraine và phải mua tên lửa của Triều Tiên để đối phó nguồn cung cấp hậu cần đã không đủ.

Triều Tiên hiện sở hữu số lượng rất lớn các dàn phóng tên lửa nhiều nòng tầm xa, cỡ nòng lớn, uy lực mạnh (Ảnh: KCNA).

Triều Tiên hiện sở hữu số lượng rất lớn các dàn phóng tên lửa nhiều nòng tầm xa, cỡ nòng lớn, uy lực mạnh (Ảnh: KCNA).

Theo New York Times, thông tin về việc Nga mua tên lửa do Triều Tiên sản xuất đã được cơ quan tình báo quốc gia Mỹ xác nhận. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, đối với Mỹ bây giờ, thực sự chỉ cần chiến thắng. Bất chấp việc có thể đánh bại Nga trên thực tế hay không, trước tiên cần tạo ra ảo tưởng rằng Nga đã thất bại. Trong cuộc chiến tranh nhận thức này, người Mỹ thậm chí đã vứt bỏ độ tin cậy của các cơ quan truyền thông quan trọng như New York Times và cả các cơ quan tình báo Mỹ. Người ta còn nhớ, mấy tháng trước đây các cơ quan tình báo Mỹ đã thổi phồng quân đội Nga tìm kiếm viện trợ của Iran, mua máy bay không người lái của Iran để lấp chỗ trống, kết quả là cho đến nay người ta thậm chí vẫn không nhìn thấy bóng dáng của máy bay không người lái Iran trong quân đội Nga.

Và lần này có vẻ còn phóng đại hơn. Theo bài báo của New York Times, việc sản xuất quân sự trong nước của Nga đã khó duy trì, thậm chí còn không cung cấp đủ đạn pháo cho tiền tuyến, họ chỉ có thể chọn mua đạn pháo giá rẻ do Triều Tiên sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Hơn nữa, số lượng thiếu hụt lên tới hàng trăm nghìn viên đạn trở lên. Việc mua sắm trang thiết bị của Iran và Triều Tiên quy mô lớn như vậy cho thấy quân đội Nga không thể tiếp tục các chiến dịch quy mô lớn và đã sắp thất bại.

Không thể phủ nhận rằng sau nhiều năm phát triển trọng điểm, công nghệ pháo phản lực của Triều Tiên, trong đó có pháo phản lực tầm xa cỡ nòng lớn, quả thực là khá mạnh. Quân đội Triều Tiên, khi tiến hành chiến dịch một cách độc lập, phải chiếm ưu thế trên không bằng các bệ phóng tên lửa và tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn để chế áp các sân bay. Mặt khác, do xuất khẩu công nghiệp quân sự là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế đối ngoại của Triều Tiên, họ đã xuất khẩu pháo, công nghệ tên lửa và thành phẩm sang Trung Đông trong nhiều năm, đã tích lũy được kinh nghiệm công nghệ phong phú qua thực tế sử dụng, có đủ điều kiện thiết kế tạo ra các bệ phóng pháo phản lực tầm xa tuyệt vời.

Tuy nhiên, Triều Tiên khó có thể tạo ra hỏa lực tầm xa cỡ nòng lớn, có tầm bắn xa, uy lực lớn, độ chính xác cao như HIMARS của Mỹ. Hơn nữa, theo tình hình tiền tuyến của quân đội Ukraine hiện nay, các trận pháo kích của quân đội Nga vẫn diễn ra rất ác liệt, và dường như chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sắp hết đạn. Chưa kể rằng mặc dù Triều Tiên có một số lượng lớn công nghệ tên lửa chiến thuật tầm xa và tầm ngắn từ Nga, nhưng nguyên liệu, máy móc, v.v. cần thiết để sản xuất thuốc phóng và các chất nổ khác cần phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga.

New York Times đưa tin Nga đang mua hàng chục vạn, thậm chí hàng triệu viên đạn pháo của Triều Tiên (Ảnh: KCNA).

New York Times đưa tin Nga đang mua hàng chục vạn, thậm chí hàng triệu viên đạn pháo của Triều Tiên (Ảnh: KCNA).

Hiện tại vẫn chưa thể kết luận người Nga có sử dụng máy bay không người lái của Iran và bệ phóng tên lửa của Triều Tiên hay không, nhưng người Ukraine đã thực sự sử dụng đạn pháo do Iran sản xuất. Tất nhiên, số đạn pháo này không phải do người Ukraine mua, mà do Hải quân Mỹ cướp từ một con tàu xuất khẩu xuất phát từ Iran. Nếu chỉ dựa vào kho đạn từ các nước Đông Âu trong NATO thì không còn khả thi nên Mỹ phải sử dụng cách này để thu thập đạn pháo cho quân đội Ukraine sử dụng.

Quân đội Nga có còn đủ kho đạn và năng lực sản xuất hay không, hiện tại người ta chưa thể đánh giá được, ít nhất từ ​​góc độ hỏa lực pháo binh của quân đội Nga trên tiền tuyến, bản thân họ dường như không lo lắng về vấn đề này. Ngược lại, NATO đứng sau Ukraine thực sự đang phải đối mặt với vấn đề không đủ dự trữ vật tư quân sự, không đủ hàng tồn kho sau khi hỗ trợ quy mô lớn và không đủ năng lực sản xuất công nghiệp. Các nhà lãnh đạo ngoại giao EU đã hơn một lần nhấn mạnh trong mấy ngày qua rằng nhiều quốc gia ở châu Âu, bao gồm cả Pháp và Đức, về cơ bản đã rỗng các kho đạn và họ chỉ có thể cung cấp hỗ trợ vật chất cho quân đội Ukraine thông qua việc sản xuất mới.

Khi truyền thông Mỹ đưa tin, quân đội Nga sẽ mua một lúc hàng chục vạn thậm chí cả triệu quả đạn pháo từ Triều Tiên, có thể thấy họ không hiểu gì về sản xuất quân sự hiện đại. Quân đội Nga cho rằng đây là chiến dịch phi quân sự hóa Ukraine, không ngờ cuối cùng các nước thực sự bị phi quân sự hóa lại bao gồm cả các đồng minh châu Âu của NATO và ngay cả Mỹ cũng khó mà nghĩ đến lượng dự trữ đạn dược cực thấp mà quân đội của họ hiện có.

Tóm lại, cũng giống như tin Nga mua mấy trăm máy bay không người lái của Iran trước đây, thông tin trên truyền thông phương Tây về Nga mua số lượng lớn tên lửa và đạn pháo của Triều Tiên hiện vẫn chưa được kiểm chứng.