|
“Sau khi cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập, 2 ngân hàng sẽ trình đề án sáp nhập và chỉ khi Ngân hàng Nhà nước thông qua đề án sáp nhập, thương vụ mới bắt đầu được xúc tiến. Do đó, thời gian hoàn thànhsáp nhập có thể là vào thời điểm trong quý III hay thậm chí có thể là quý IV năm nay”, HSC viết.
Thống đốc cho biết, giai đoạn 1 của kế hoạch tái cấu trúc các TCTD đã chủ yếu tập trung vào các ngân hàng yếu kém. Sau đó, trong giai đoạn 2, các ngân hàng hoạt động tốt hơn sẽ mua lại các ngân hàng nhỏ hoặc Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp tái cấu trúc một số ngân hàng.
Còn đối với thương vụ sáp nhập của Saigon Bank vào Vietcombank sẽ không tác động nhiều tới ngân hàng này do vốn mạng lưới của SaigonBank cũng không lớn. Saigonbank là ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ là 3.080 tỷ đồng (so với vốn điều lệ của Vietcombank là 26.650 tỷ đồng) và có 33 chi nhánh hầu hết tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam khác.
Cấu trúc cổ đông của SaigonBank bao gồm Văn phòng Thành ủy TPHCM (18,2%), Nhà Phú Nhuận (16,6%), Công ty Du lịch và thương mại Kỳ Hòa (16,4%), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM - Saigon Petrol (14,1%) và Vietinbank (10,4%).
Dư nợ ngân hàng cũng khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 3,64% dư nợ của Vietcombank, trong khi đó tiền gửi khách hàng của Saigon Bank cũng chỉ đương tương 2,98% tiền gửi khách hàng của Vietcombank tính đến thời điểm cuối quý III/2014.
Về chất lượng tài sản, Saigon Bank đã công bố tỷ lệ nợ xấu là 2,69% vào thời điểm cuối tháng 9/2014, tăng từ mức 2,24% vào cuối năm 2013. Hệ số dự phòng tổn thất tín dụng cũng ở mức thấp, chỉ 31,7%.
Cuối năm 2013, ngân hàng đã bán một số lượng nợ xấu nhận về 265 tỷ đồng trái phiếu VAMC (tương đương 2,35% tổng dư nợ của ngân hàng) và theo đó giúp duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong năm 2014. Do thu nhập từ các hoạt động chủ chốt giảm và chi phí dự phòng tăng. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của ngân hàng đã giảm 47,8% so với năm 2013 còn 203 tỷ đồng.
Trong 4 năm gần đây, ngân hàng thường trích lập dự phòng bình quân 40% thu nhập hoạt động trước trích lập dự phòng. Kể từ năm 2012, mức dự phòng lũy kế của ngân hàng là 94 tỷ đồng, nợ xấu đã xử lý từ 2012 - tháng 9/2014 là 680 tỷ đồng (tương đương 6,2% tổng dư nợ) và dự phòng lũy kế vào thời điểm cuối quý III/2014 chiếm 0,85% tổng dư nợ.
Tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng không được công bố, nhưng theo HSC, vấn đề quan trọng ngân hàng cần giải quyết là xử lý nợ xấu.
Theo Bizlive