Trong giới chuyên gia đã quen xem đây đều là máy bay mang tên lửa, nhưng trên thực tế hai loại máy bay này rất khác nhau, ông Majumda nhận xét.
Chẳng hạn, biến thể đầu tiên của B-1 (B-1A) được dành để giáng đòn tấn công hạt nhân từ độ cao mà các phương tiện phòng không của đối phương không thể tiếp cận. Tuy nhiên chính quyền Tổng thống Jimmy Carter đã từ bỏ dự án, bởi vào cuối những năm 70 đã rõ rằng máy bay này sẽ không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Liên Xô, bài viết khẳng định.
Dưới thời Tổng thống Reagan công việc với B-1 được khôi phục, nhưng khái niệm của máy bay đã thay đổi đáng kể. Mẫu B-1B mới mà cho tới nay vẫn phục vụ trong Không lực Mỹ, cần thực hiện động tác đột kích vào địa bàn đánh bom từ độ siêu cao, bao quát toàn địa hình.
Hồi đầu những năm 1990 máy bay mang tên lửa Mỹ đã chuyển đổi thành vũ khí có độ chính xác cao thông thường, và trong thời gian các chiến dịch Iraq và Afghanistan biến thể của B-1 "truyền thống" đã cho thấy nét tích cực của nó.
Trong khi đó, "Tu-160 nặng nề hơn nhiều nhưng lại bay nhanh hơn nhiều so với B-1B", chuyên gia Dave Majumdar nhận xét. Chẳng hạn, trọng lượng cất cánh tối đa của "Thiên nga trắng" Nga là 275 tấn, trong khi B-1B Mỹ cân nặng khoảng 216 tấn. Phần nhiều trong tính năng của máy bay Nga thiên về sử dụng tên lửa hành trình và tấn công lãnh thổ đối phương từ độ cao lớn.
Tác giả bài viết lưu ý đến những vũ khí mới nhất của Tu-160 (tên lửa khó nhận biết Kh-101), đã phô trương thành tích nổi bật trong hoạt động của lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga tại Syria. Cũng cần lưu ý rằng phiên bản nâng cấp của Tu-160 chắc sẽ vẫn bảo lưu vị thế mẫu máy bay ném bom chiến lược căn bản của Không quân Nga cho đến khi hoàn tất công việc với mẫu máy bay mới mang tên lửa thế hệ PAK DA.