Thị uy Biển Đông, Mỹ không ngán “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc

VietTimes -- Các tên lửa chống hạm và năng lực chống tiếp cận của Trung Quốc sẽ vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng. Nhưng đe đọa đó không phải không thể vượt qua và sẽ không khiến sức mạnh của các tàu sân bay Mỹ cũng như các phi đoàn trên mẫu hạm trở nên lỗi thời, National Interest kết luận.
Hai tàu sân bay Mỹ đang tập trận rầm rộ ở sát Biển Đông thị uy
Hai tàu sân bay Mỹ đang tập trận rầm rộ ở sát Biển Đông thị uy

Theo National Interest, hải quân Mỹ sẽ phải sống với môi trường phổ biến các tên lửa đạn đạo chống hạm gây ra mối đe dọa tiềm tàng đối với tàu sân bay. Tuy nhiên, nguy cơ từ những vũ khí như vậy không phải là không thể vượt qua và trong nhiều trường hợp, mối hiểm họa có thể đã bị thổi phồng quá mức.

“Tôi cho rằng đó chắc chắn là năng lực tấn công chính xác tầm xa đó. Mọi người đều nói về chiến lược chống tiếp cận A2/AD. Nhưng A2/AD mới chỉ là một dạng khát vọng. Việc thực thi hiện khó khăn hơn rất nhiều”, đô đốc John Richardson, tư lệnh hải quân Mỹ cho biết.

Trong khi giới chức hải quân Mỹ và nhiều tổ chức nghiên cứu ở Washington nói về mối đe dọa tiềm tàng đối với các cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ tư các loại vũ khí như tên lửa đạn đạo DF-21 và DF-26, khó khăn trong việc phát triển một năng lực chống tiếp cận thực sự rất hiếm khi được thảo luận.

Như đô đốc Richardson đã chỉ ra, các chiến lược chống tiếp cận đã tổn tại kể từ buổi bình minh chiến tranh. Điều tao ra sự khác biệt mới trong năng lực của Trung Quốc là sự phối hợp năng lực tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) với các vũ khí chính xác tầm xa. “Sự kết hợp đồng bộ ISR, các vũ khí tấn công chính xác tầm xa đã đưa nó lên một cấp độ mới đòi hỏi sự đáp trả”, đô đốc Richardson nói.

Tuy nhiên đô đốc Richardson cho biết, mối đe dọa không chỉ có ở Biển Đông. Nguy cơ về tên lửa đạn đạo chống hạm đang gia tăng trên khắp thế giới và sẽ còn tiếp tục phổ biến. Ngay cả Triều Tiên dường như cũng đã sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo chống hạm. “Và như vậy, hải quân Mỹ sẽ phải làm quen với việc chung sống với nguy cơ từ tên lửa đạn đạo chống hạm cũng như các mối đe dọa tương tự khác”, ông Richardson nói.

“Tôi cho rằng việc phổ biến tên lửa đạn đạo chống hạm chỉ là một thực tế cuộc sống mà chúng ta đang phải đối mặt. Thực tế là nó nằm trong tay Triều Tiên với một nhà lãnh đạo khó lường”, đô đốc Richardson nói.                                                                                                                                                                                                                                                                       Tuy nhiên theo National Interest, điều đó không có nghĩa là tàu sân bay đã lỗi thời hoặc không quân trên tàu sân bay không thể thực thi nhiệm vụ của mình. Trong khi giới chức hải quân Mỹ thường nêu trong những cuộc trao đổi riêng tư – những loại vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm đòi hỏi một hệ thống phòng ngự tấn công bao quát – bao gồm các hệ thống cảm biến ISR, mạng lưới dữ liệu và kiểm soát cũng như các hệ thống khác – để có thể hiệu quả.

Tên lửa DF-21 được Trung Quốc khoe là
Tên lửa DF-21 được Trung Quốc khoe là "sát thủ tàu sân bay"

 Hệ thống phòng ngự tấn công này có thể bị tấn công và phá vỡ bằng tấn công điện tử, chiến tranh mạng và một số nguồn lực khác. “Sự đáp trả của chúng ta sẽ là bơm thật nhiều nhiễu loạn vào hệ thống này, phá vỡ hệ thống phòng ngự tấn công của kẻ địch”, đô đốc Richardson nói.

Trong khi các khu vực chống tiếp cận vẫn đang tranh cãi, thường là toàn bộ bán kính nằm trong khu vực nơi tên lửa kẻ địch có thể tấn công mục tiêu như tàu sân bay trên biển, được lưu ý như vùng không nên đi vào. Tuy nhiên theo quan điểm của hải quân Mỹ, có thể tác chiến bên trong các khu vực này, nhưng sẽ phải sử dụng các chiến thuật khác.

Hơn nữa, giả sử rằng một khu vực được loại vũ khí như tên lửa DF-26 bảo vệ là một vùng cấm hàm nghĩa rằng Trung Quốc hay một kẻ địch nào khác, phải có các hệ thống ISR và những hệ thống giúp chúng hoạt động một cách hiệu quả. “Đó không phải thực tế tình hình”, đô đốc Richardson quả quyết.

Dĩ nhiên, các tên lửa chống hạm và năng lực chống tiếp cận gia tăng của Trung Quốc sẽ vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng. Nhưng mối đe đọa đó không phải không thể vượt qua và sẽ không khiến sức mạnh của các tàu sân bay Mỹ cũng như các phi đoàn trên mẫu hạm trở nên lỗi thời trong tương lai gần, National Interest kết luận.

Mỹ thể hiện rõ ý định cùng lúc duy trì 2 cụm tác chiến tàu sân bay ở tây Thái Bình Dương
Mỹ thể hiện rõ ý định cùng lúc duy trì 2 cụm tác chiến tàu sân bay ở tây Thái Bình Dương

Trên thực tế, Mỹ đã phái hai hàng không mẫu hạm chiến đấu USS John C.Stennis và mẫu hạm Ronald Reagan triển khai tập trận phòng không, trinh sát trên biển và tấn công tầm xa tại biển Philippine, một động thái được giới quan sát nhìn nhận là thông điệp mạnh không thể nhầm lẫn gửi tới Trung Quốc.