Thị trường chip toàn cầu đột ngột suy thoái, các tập đoàn chất bán dẫn cắt giảm sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đại dịch Covid-19 thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu điện tử, gây nên tình trạng khan hiếm chip đầu năm 2022, nhưng vào quý 4, thị trường chip toàn cầu đột ngột suy giảm, buộc các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất. 
Đại dịch và Xung đột Trung - Mỹ dẫn đến khan hiếm chip toàn cầu, nhưng thị trường hiện đang suy giảm. Ảnh Tech Wire Asia
Đại dịch và Xung đột Trung - Mỹ dẫn đến khan hiếm chip toàn cầu, nhưng thị trường hiện đang suy giảm. Ảnh Tech Wire Asia

Cho đến đầu năm 2022, thách thức lớn nhất mà ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu phải đối mặt là tình trạng thiếu hụt chip, chủ yếu là do nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch.

Doanh số bán chip toàn cầu tăng 26,2% vào năm 2021, một bước nhảy đáng kể so với dự báo 6,3% vào cuối năm 2019 của Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn (SIA). Các công ty bán dẫn hàng đầu đã công bố kế hoạch mở rộng và khách hàng bắt đầu lưu trữ hàng.

Trong thời kỳ đại dịch, thị trường bán dẫn có lượng đơn đặt hàng tăng mạnh, đưa doanh số bán hàng lên mức cao, gây ra cuộc tranh giành toàn cầu nhằm tìm đủ nguồn cung. Không doanh nghiệp nào dự tính được sự thoái trào nhanh chóng trong lĩnh vực này. Nhưng hiện nay, các nhà sản xuất chip hiện đang phải đối mặt với suy thoái nhanh chóng, hàng tồn kho ngày càng tăng và nhu cầu trên thị trường bắt đầu suy giảm.

Tại Hàn Quốc, sản lượng thiết bị bán dẫn xuất xưởng suy giảm lần đầu tiên trong hơn 4 năm gần đây, một dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất chip đang chuẩn bị cho sự suy giảm nhu cầu toàn cầu.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc, được công bố vào tuần trước, sản xuất thiết bị bán dẫn giảm 1,7% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm 2021, một sự đảo ngược mạnh so với mức tăng 17,3% được báo cáo vào tháng 7.

Sự sụt giảm sản lượng đầu tiên kể từ tháng 1/2018 trùng với việc dư lượng tồn kho chip tăng 67,3%, cho thấy các nhà sản xuất đang điều chỉnh theo hướng triển vọng thị trường quốc tế xấu đi.

Các lô hàng xuất xưởng của nhà máy cũng giảm trong tháng 8, tháng thứ hai liên tiếp đến 20,4%, theo dữ liệu của văn phòng thống kê. Micron Technology, nhà sản xuất chất bán dẫn bộ nhớ hàng đầu của Mỹ tuyên bố, nhu cầu đang giảm nhanh chóng từ vài tháng trước và cảnh báo các nhà đầu tư, doanh thu sẽ không đạt như dự đoán.

Công ty thậm chí còn dự báo, doanh số bán hàng của doanh nghiệp trong quý 4 sẽ ở mức thấp hoặc thấp hơn so với dự báo trước đó khi khách hàng giảm lượng chip không sử dụng dự trữ lưu kho.

Tuần này, Micron đưa ra một báo cáo tài chính quý 4 tồi tệ hơn dự kiến, doanh thu giảm 23% so với năm 2021. Công ty lưu ý rằng sự sụt giảm nhu cầu xuất hiện "mạnh và đột ngột" thậm chí vượt quá dự tính của chính công ty. Đồng thời Micron cũng cho rằng tình trạng thừa chip hiện nay có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Bộ vi xử lý. Ảnh Shutterstock)

Bộ vi xử lý. Ảnh Shutterstock)

Giám đốc tài chính Micron, Mark Murphy trong một hội nghị trực tuyến nói với các nhà phân tích nhận xét: "Khi nhìn về phía trước, sự không chắc chắn về khả năng kinh tế vĩ mô rất cao và khả năng thực tế thấp."

Ông thậm chí còn dự báo, hàng tồn kho của công ty sẽ tiếp tục tăng ở mức cao trong nửa đầu năm tài chính 2023. Micron Technology là nhà sản xuất chip lớn đầu tiên đưa ra báo động về nhu cầu máy tính cá nhân và điện thoại thông minh giảm đầu năm 2022.

Công ty Micron cũng cảnh báo về thời gian phía trước sẽ khó khăn hơn và cho biết, doanh nghiệp đang cắt giảm các khoản đầu tư. Giám đốc điều hành Micron Sanjay Mehrotra, cho biết: “Chúng tôi đã cắt giảm đáng kể vốn đầu tư và hiện dự kiến ​​vốn đầu tư năm tài chính 2023 sẽ vào khoảng 8 tỉ USD (37 tỉ RM), giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Theo trang Bloomberg, trong thời kỳ đại dịch, các nhà sản xuất chip toàn cầu tăng cao sản lượng khi xu hướng làm việc tại nhà thúc đẩy gia tăng nhu cầu về máy tính và các công nghệ tiêu dùng khác. Năm 2022, những lo ngại về lạm phát và suy thoái cộng với việc nhân viên quay trở lại văn phòng đã giảm bớt nhu cầu mua sắm hàng điện tử. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, Micron đang trải qua một năm khó khăn.

Doanh nghiệp dự kiến ​​doanh thu khoảng 4,25 tỉ USD trong quý tài chính đầu tiên, kết thúc vào tháng 11. Con số đó thấp hơn so với ước tính trung bình của các nhà phân tích là 6 tỉ USD.

Mehrotra nói trong một cuộc phỏng vấn với giới báo chí: “Đúng vậy, chúng tôi hiện đang trong môi trường thị trường đầy thách thức, nhưng chúng tôi phản ứng nhanh chóng bằng hành động, Tài khóa năm 2023 là một môi trường phức tạp chưa từng có, nhưng các động lực thúc đẩy sản xuất dài hạn vẫn còn nguyên vẹn,” bài báo của Bloomberg lưu ý.

Kioxia của Nhật Bản, cung cấp phần lớn bộ lưu trữ không bay hơi NAND trên thế giới cho điện thoại thông minh và máy chủ, cũng thông báo đang giảm sản lượng và sẽ giảm sản lượng tổng thể xuống 30% vào tháng 12.

Tại Hàn Quốc, để phục hồi sự cân bằng giữa cung và cầu, hai doanh nghiệp cạnh tranh nhau Samsung Electronics Co. và SK Hynix Inc. cũng đang có dấu hiệu giảm cường độ sản xuất.

Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Mỹ Gartner thông báo, dù tình trạng thiếu chip đang giảm dần, nhưng thị trường bán dẫn toàn cầu cũng bước vào thời kỳ suy yếu.

Phó Giám đốc Văn phòng Thực tế thị trường Richard Gordon cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự suy thoái trong các thị trường bán dẫn đầu cuối, đặc biệt là những thị trường phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng. Lạm phát gia tăng, thuế và lãi suất, cùng với chi phí năng lượng và nhiên liệu cao đang gây áp lực lên thu nhập khả dụng của người tiêu dùng. Thực tế này ảnh hưởng đến chi tiêu cho các sản phẩm điện tử như PC và điện thoại thông minh”.

Gartner dự báo, doanh thu bán dẫn toàn cầu năm 2022 sẽ giảm xuất phát từ dự báo quý III là 36,7 tỉ USD, xuống còn 639,2 tỉ USD, do điều kiện kinh tế dự kiến ​​sẽ xấu đi trong quý 4 của năm.

Theo Tech Wire Asia