Thanh Hóa - điểm sáng thu hút các nhà đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Những năm gần đây, Thanh Hóa trở thành điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư, điểm đến tin cậy, khi các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước "xuống tiền" để thực hiện các dự án, đại dự án mang tầm cỡ quốc tế.
Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA)
Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA)

Nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, tỉnh Thanh Hóa được ví như một Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ vùng đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi, đa dạng các hệ sinh thái.

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên hơn 11.000 km2, đứng thứ 5 cả nước, dân số hơn 3,7 triệu người, đứng thứ 3 cả nước, sau Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, trong đó có hơn 2,5 triệu người trong độ tuổi lao động là lợi thế cho việc phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và các ngành sử dụng lao động có hàm lượng trí tuệ cao.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trực tiếp kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc tại các dự án

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trực tiếp kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc tại các dự án

Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không kết nối với các tỉnh thành trong nước và quốc tế.

Riêng hệ thống cảng biển Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu đến 10 vạn tấn đang được xây dựng trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực Bắc Trung bộ.

Cảng hàng không Thọ Xuân được Chính phủ quy hoạch và xây dựng thành cảng hàng không quốc tế trước năm 2025. Tỉnh Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là khu kinh tế ven biển đa ngành đa lĩnh vực có hệ thống hạ tầng đồng bộ, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt hấp dẫn nhất trong cả nước.

Ngoài ra, Thanh Hóa còn quy hoạch 19 khu công nghiệp trọng điểm ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn có hạ tầng đầy đủ để thu hút các dự án đầu tư lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Lọc hóa dầu Nghi Sơn -đại dự án trên 9 tỉ USD đã đi vào hoạt động

Lọc hóa dầu Nghi Sơn -đại dự án trên 9 tỉ USD đã đi vào hoạt động

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa cũng chú trọng đầu tư hệ thống y tế, văn hóa, giáo dục, các ngành nghề dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về du lịch, đưa Thanh Hóa thành điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hiện Thanh Hóa đang nằm trong top các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp thuộc top 200 thế giới đang hoạt động, như Tập đoàn Idemitsu Kosan, Marubeni, Mitsui Chemicals, Kuwait Petroleum International (KPI)… các nhà máy tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã đi vào hoạt động như Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn I, Nhiệt điện Nghi Sơn II, xi măng Nghi Sơn, các dự án lớn về du lịch phát triển đô thị của các tập đoàn lớn trong nước như Vin Group, Sun Group, FLC, Flamigo.

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 địa phương trong cả nước, thu ngân sách nhà nước đạt gần 40.000 tỷ đồng, là mức cao nhất từ trước đến nay.

Theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của cả nước.

Hiện nay, Thanh Hóa đang định hướng phát triển bốn trung tâm kinh tế động lực, gồm trung tâm động lực TP.Thanh Hóa – Sầm Sơn, trung tâm động lực phía Nam khu kinh tế Nghi Sơn, trung tâm động lực phía Bắc Thạch - Thành Bỉm Sơn, trung tâm động lực phía Tây Lam Sơn - Sao Vàng.

Sáu trụ cột tăng trưởng của xứ Thanh được xác định gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao có giá trị gia tăng cao; Du lịch; Y tế, Nguồn nhân lực; Phát triển hạ tầng. Hình thành 6 hành lang kinh tế kết nối với thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ và Lào.

Đồng thời, Thanh Hóa luôn quan tâm đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số, thực hiện mục tiêu đến 2025 các chỉ số như PAR Index, PCI và PAPI nằm trong nhóm 10 tỉnh, thanh phố dẫn đầu cả nước. Qua đó, kiến tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.

Về cơ chế chính sách đầu tư, hiện nay tỉnh Thanh Hóa áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định.

Trong đó, ngoài áp dụng các chính sách ưu đãi của Trung ương về tiền thuê đất, thuê mặt nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu và ưu đãi về các dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Thanh Hóa còn ban hành các chính sách riêng đối với các nhà đầu tư trên từng lĩnh vực cụ thể

Xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm lớn của vùng và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo; trọng tâm là đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn thành trung tâm năng lượng của cả nước với hạt nhân chính là các sản phẩm của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, các ngành công nghiệp năng lượng (gồm Nhiệt điện, điện gió và điện – khí LNG); thu hút đầu tư các dự án có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, như: Điện tử viễn thông, công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, như: Xi măng, thép; đẩy mạnh liên kết để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cảng nước sâu Nghi Sơn đang được đầu tư trở thành trung tâm logistics
Cảng nước sâu Nghi Sơn đang được đầu tư trở thành trung tâm logistics

Với vị trí chiến lược, cảng nước sâu Nghi Sơn được quy hoạch là cảng đặc biệt (IA), cảng hàng không Thọ Xuân được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế, Thanh Hóa đang tập trung thu hút đầu tư để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, trở thành trung tâm dịch vụ logistics lớn của vùng và cả nước; trọng tâm là xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, cảng nước sâu Nghi Sơn có mạng lưới hạ tầng, dịch vụ vận tải biển và logistics đồng bộ, hiện đại, đa lĩnh vực, có tính liên kết cao với các khu kinh tế, cảng biển khác trong vùng và cả nước; khai thác có hiệu quả Cảng hàng không Thọ Xuân gắn với KCN Lam Sơn - Sao Vàng, khuyến khích, tạo cơ chế hấp dẫn để các hãng hàng không nghiên cứu, mở các đường bay mới đến sân bay Thọ Xuân.

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn đã hòa vào lưới điện quốc gia
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn đã hòa vào lưới điện quốc gia

Từ thế mạnh của địa phương cũng như tập trung, quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, minh bạch, thông thoáng trong kêu gọi đầu tư, Thanh Hóa đã, đang và sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.