Những “ông lớn” vây thành thị bằng nông thôn
Trong lịch sử kinh doanh, trường hợp “ông lớn” từng lựa chọn chiến lược “Lấy nông thôn vây thành thị” ở bước khởi đầu, phải kể đến là Viettel.
Các chuyên gia từng làm việc với lãnh đạo Viettel cho rằng họ thừa biết sự bất lợi của mình khi dấn thân vào lĩnh vực di động nhưng lại ở thế của “người đến sau”, vào thời điểm mà MobiFone và VinaFone đã phủ sóng rất rộng, và sau này còn rất nhiều mạng khác nữa.
Nếu Viettel cũng chọn thành phố làm “chiến trường” chính để “đánh trận” thì chắc hẳn đã không có một cuộc đổi ngôi nào, thậm chí cơ thất bại ai cũng nhìn thấy rõ.
Chiến lược “Lấy nông thôn bao vây thành thị” của Viettel đã thành công mỹ mãn bởi đặc tính của người Việt là hướng về gốc gác, cội nguồn. Đặc biệt là thời điểm Tết đến xuân về, khi mà mọi mạng viễn thông đều không đủ để đáp ứng cho người dùng thì đặc tính không nghẽn mạch do Viettel đã ồ ạt cấp tập xây dựng mạng lưới để phủ sóng khắp các miền nông thôn Việt Nam, đã đánh một “cú sốc” mạnh vào nhận thức về thương hiệu đối với người dùng, đồng thời đây chính là sự bình thường tạo nên sức mạnh phi thường mà các đối thủ cạnh tranh không có được.
Gần đây, sự bứt tốc ngoạn mục của mạng thương mại điện tử Sendo cũng được xem là một trong những ví dụ sinh động khác về việc sử dụng thành công chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị”.
Phù hợp với định hướng tập trung vào thị trường tỉnh lẻ từ trước đến nay của Sendo, nhiều nghiên cứu cho thấy có một lượng rất lớn khách hàng ở tỉnh lẻ hiện truy cập internet thông qua các thiết bị di động mà không dùng tới laptop hay máy tính để bàn, cho nên việc có một sản phẩm ứng dụng di động mạnh giúp Sendo tiếp cận đối tượng khách hàng nông thôn hiệu quả đã giúp sàn TMĐT này khác biệt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
Trong cuộc trao đổi với VietTimes, bà Trương Thị Nguyệt, nhà đồng sáng lập Genki Derma khẳng định start-up dù khó khăn vẫn muốn sử dụng chiến lược "Lấy nông thôn vây thành thị"
|
Start-up có “Lấy nông thôn vây thành thị” được không?
Tại các thành phố lớn, các ngành thẩm mỹ, làm đẹp phát triển rực rỡ và dẫn đến thị trường cạnh tranh “đẫm máu”. Nở rộ các thương hiệu thành công dạng Oracle - một dạng chuỗi xuất phát từ ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc, thị trường làm đẹp thị thành đang “nằm trong tay” những viện thẩm mỹ lâu đời có tiếng như Medi beauty, BB Thanh Mai...
Tuy nhiên, ngành làm đẹp tại các thị trường nông thôn Việt còn khá mới mẻ và rất tiềm năng. Thị trường làm đẹp gần đây đang bắt đầu biết đến cái tên Genki Derma, một phần nhờ Genki tận dụng nguồn khách hàng sẵn có từ công ty thành viên trước đó, hãng mỹ phẩm nổi tiếng Sakura và công ty phân phối Hoa Anh Đào…. Theo như chia sẻ của lãnh đạo Genki thì có tới 90% khách hàng của Genki hiện tại là tới từ các nguồn này.
Không thể phủ nhận sức mạnh của việc sở hữu tệp khách hàng sẵn có. Nhưng bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn tới thành công của Genki là do đối tượng khách hàng tập trung của phòng khám này được nhắm tới là tầng lớp trung lưu trở lên, những người phụ nữ độc lập, tự chủ tài chính, sinh sống ở Tp.HCM, các tỉnh Miền Tây, Đông Nam Bộ,...
Đa số khách hàng nữ tìm đến Genki độ tuổi 40 - 55 đều có vấn đề về da, đặc biệt là các vấn đề về da của phụ nữ trung niên như lão hóa, nếp nhăn, da chảy xệ, chàm bớt,…), chủ yếu là điều trị nám da. Có vẻ như dịch vụ tận tâm với khách hàng kiểu Nhật và triết lý Omotenashi (phong cách dịch vụ nổi tiếng của Nhật) mà Genki áp dụng đã đánh đúng đối tượng khách hàng này.
Triết lý Omotenashi cho rằng không chỉ là sự tận tâm như mọi người thường nghĩ mà Omotenashi còn sâu hơn thế, còn là những hành động làm vui lòng khách hàng bằng trải nghiệm về tinh thần đãi khách với cả sự tập trung và trân trọng từng phút giây.
Nghiên cứu sâu hơn về khách hàng nông thôn, Genki đưa ra quan điểm cho rằng kiểu người nông thôn chân chất, thực tế sẽ coi tính hiệu quả (điều trị, chất lượng y tế) rất quan trọng nhưng vẫn không quên “nhu cầu thụ hưởng và chiều chuộng bản thân” của mình.
Thị trường làm đẹp khu vực nông thôn đang bắt đầu nóng dần lên với sự xuất hiện của những cái tên mới?
|
Thế mạnh nông thôn Việt
Hệ sinh thái của Genki linh hoạt theo xu hướng thị trường, xuất phát từ sự trăn trở của chính bản thân bà chủ, bởi thấy được Việt Nam có rất nhiều vùng nguyên liệu (thảo dược) mà ít ai “canh tác” trên “mảnh đất màu mỡ” đó.
“Ngược lại, thật buồn cười khi Việt Nam mình lại đi nhập hàng. Cũng như câu chuyện chúng tôi bán những Raw material - những viên nguyên liệu thô. Nguyên liệu nhập khẩu 100%, thì cái này chi phí cao phải chịu 30% thuế. Việt Nam mình không thua kém ai nhưng Việt Nam mình quen kiểu “chộp giật” nên thị trường không ổn định. Cho nên nó sẽ là hướng đi của chúng tôi trong tương lai nằm trong chuỗi giá trị mà công ty hướng đến” – nhà đồng sáng lập Genki cho biết.
“Phải làm sao để mang lại những giá trị, những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và nhân viên của mình. Chúng tôi cho rằng trước hết là bản thân mình phải cảm thấy mình vui, hạnh phúc thì khách hàng, nhân viên của mình mới vui được. Mục tiêu cuối cùng là mang lại hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần dành cho nhân viên và khách hàng của mình mà” – nhà đồng sáng lập Genki nói - “Có cơ hội, và có cả thách thức nữa. Nhưng tôi luôn tin rằng mô hình này sẽ không có bất cập gì vì chúng tôi luôn nỗ lực điều chỉnh theo thực tế mỗi ngày”.
Bà Trương Thị Nguyệt cho biết: "Khó khăn nhất của tôi là vấn đề con người"
|
Tâm sự về khó khăn, nhà đồng sáng lập Genki bảo: “Tôi gặp khó khăn nhiều nhất vẫn là về con người. Vẫn đang tiếp tục xây và sàng lọc theo định hướng. Công ty muốn phát triển thì nhân sự phải sáng trước tiên, nhưng thường khi chia sẻ về tinh thần Nhật trong quá trình tuyển dụng thì các bạn trẻ đón nhận hào hứng mà thực tế trong quá trình triển khai làm thì lại cảm thấy khá áp lực. Thực sự muốn chuẩn Nhật, muốn áp dụng Omotenashi đó, nhưng để thực hiện được thì phải nỗ lực liên tục”.
Dù sao, nhà đồng sáng lập Genki vẫn khẳng định: “Đây là câu chuyện mà không phải chỉ riêng Genki cần tìm giải pháp mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đang gặp phải, muốn xây dựng văn hóa thì cần có thời gian để thẩm thấu”.